Học đường

Top 5 môn học có tỉ lệ 'tạch' cao nhất của đời sinh viên

Cẩm Tú/Sinh viên Plus
Chia sẻ

Chỉ những ai đã từng học ĐH mới thấu hiểu việc "học lại – thi lại” bởi sẽ có những môn học đáng sợ hơn toán – lý – hóa gấp trăm lần.

1. Triết học

Những triết lí hàn lâm, trừu tượng và khó hiểu của bộ môn triết học Mác-Lênin đã ám ảnh biết bao thế hệ sinh viên. Môn học này đòi hỏi tư duy và chất xám rất cao nên nếu chỉ học theo kiểu thuộc lòng thì bạn cũng đừng hy vọng đạt kết quả tốt ở các kì thi. Thêm nữa, kiến thức môn này vô cùng nhiều mà lại toàn là thuật ngữ chuyên ngành nên dù có muốn học vẹt cũng rất khó.

Bên cạnh đó, việc giảng dạy đối với môn học này còn khá hạn chế, thậm chí là khô khan, không lôi cuốn được sinh viên nên dẫn đến tình trạng sinh viên nghe giảng một chút là buồn ngủ, thầy giảng bao nhiêu sinh viên cố gắng chép bấy nhiêu nhưng đến lúc đọc lại thì không hiểu mình đã viết cái gì!

Ngoài ra, cách giảng viên ra đề cũng thật oái ăm. Đa số các trường đều ra đề tự luận mở, dựa và kiến thức hàn lâm trong giáo trình để phân tích những tình huống thực thế. Vậy nhưng ngay cả đọc sách cũng không hiểu gì thì làm sao sinh viên phân tích nổi tình huống đời thực. Vậy nên cứ hễ nói đến Triết học, ai nấy chỉ mong được 5 điểm để qua môn, Đây có lẽ cũng là môn học mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải lắc đầu sợ hãi mỗi khi được nhắc đến. Thậm chí nhiều năm sau khi nhắc lại, các cựu sinh viên vẫn không khỏi ám ảnh.

2. Xác xuất thống kê

Xác xuất thống kê là môn học khó đã reo rc ám ảnh cho các bạn học sinh từ những năm học cấp 3. Nhưng thế chưa đủ, môn học này còn “bám” theo không ít bạn sinh viên khi lên cấp bậc đại học với sự kinh hoàng khủng khiếp hơn nhiều phần.

Thậm chí, tình trạng học thật nhiều nhưng vẫn “rớt” nên việc học lại môn này là chuyện “thường ngày ở huyện”. Nhiều sinh viên không qua nổi môn này, mà có qua được thì cũng nằm ở khoảng điểm vừa đủ.

Nhằm cải thiện điểm số thi cử môn xác suất thống kê, sinh viên các trường đại học đã lập ra rất nhiều nhóm, hội chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức học tập cũng như thi cử nhưng xem chừng vẫn chưa thật sự khả quan. Hàng năm, tình trạng sinh viên rớt môn và học lại vẫn nhan nhản.

3. Toán cao cấp

Tưởng rằng như “tạm biệt” năm tháng cấp 3 thì sẽ không phải gặp lại toán nữa nhưng không đâu, những sinh viên kỹ thuật sẽ phải đối mặt với những môn toán học ở “đẳng cấp” đỉnh cao hơn có tên là toán cao cấp đấy.

Tuy nhiên, đây là môn học bắt buộc đối với các bạn theo học các ngành kinh tế, kỹ thuật. Dù vậy, rất nhiều sinh viên khi nghĩ về môn học này vẫn “rùng mình” như vừa gặp một cơn “ác mộng”. Bởi vì mức độ rối rắm cũng như lằng nhằng, khô khan và khó hiểu của những công thức toán học gần như là gấp n lần môn toán học thời phổ thông.

Rất nhiều sinh viên khi nghĩ về môn học này vẫn “rùng mình” như vừa gặp một cơn “ác mộng”. Bởi vì mức độ rối rắm cũng như lằng nhằng, khô khan và khó hiểu của những công thức toán học gần như là gấp n lần môn toán học thời phổ thông.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Hai môn học này đòi hỏi sự kiên trì và mức độ tỉnh táo vô cùng lớn bởi lẽ đây là hai môn học dễ gây buồn ngủ nhất cho những tân sinh viên.

Có rất nhiều kiến thức lịch sử xen lẫn Triết học mà sinh viên cần phải nằm lòng mới hòng kinh qua kỳ thi hết môn.

Khi tiếp nhận kiến thức từ 2 môn này, các bạn có cảm tưởng như đang được học lại môn lịch sử lớp 12 nên dễ tạo cho sinh viên có cảm giác vừa thân quen vừa xa lạ, cùng với phương pháp giảng dạy “đọc – chép – rèn luyện vở sạch chữ đẹp” khiến sinh viên nảy sinh tâm lý chán nản.

Đề thi cuối kỳ của hai môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ yếu thi theo hình thức đề mở, đối với những bạn chuyên ban xã hội thì kiểu gì cũng có thể được vài trang giấy. Tuy nhiên, đối với sinh viên khối ngành kinh tế – kỹ thuật thì quả là cực hình.

5. Thể Dục

Nghe qua nhiều người “bĩu môi” tưởng rằng đây chỉ là môn học “auto” qua nhưng thật ra đây chính là môn học vô cùng “khó nhằn” ở bậc đại học. Bởi lẽ thể dục ở bậc đại học bao gồm 5 học phần. Sinh viên sẽ trở nên “đa năng” hơn khi phải học đủ loại từ bóng đá, cầu lông, thể dục nhịp điệu, xà đơn, xà kép…. 

Không ít sinh viên các trường phải “dành cả thanh xuân” để vật lộn với môn học này tới tận năm cuối mới có thể tự tin cầm chứng chỉ giáo dục thể chất ra trường đấy. 

Chia sẻ

Bài viết

Cẩm Tú/Sinh viên Plus

Tin mới nhất