Học đường

Thi THPT Quốc gia 2019: Sẽ không còn tuyển sinh ồ ạt theo kiểu '30 điểm vẫn trượt đại học'

Nguyễn Thúy (Tổng hợp)
Chia sẻ

Từ dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2019, TS Quách Tuấn Ngọc cho rằng tuyển sinh năm nay sẽ không thể theo kiểu 30 điểm vẫn trượt đại học.

Sáng 14/7, Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia 2019. Theo thống kê của đơn vị này, điểm trung bình các môn thi năm nay cao hơn năm trước.

Theo phân tích phổ điểm của các khối thi truyền thống, mức điểm trung bình 3 môn của mỗi khối năm nay ở mức 16-18.

Cụ thể, khối A0 có điểm trung bình là 17,73, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 19,55.

Ở khối A1, điểm trung bình là 17,39, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 17,75.

Khối B, điểm trung bình là 16,85, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 17,8 điểm.

Với khối C, điểm trung bình là 15,64, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 15,5.

Mức điểm trung bình ở khối D0 là 15,78, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 15.

Nhìn vào kết quả phổ điểm hơn 5 điểm/môn nhưng ít “chạm” mức 10 điểm/môn, TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GD&ĐT - cho biết trên báo Zing, việc tuyển sinh năm nay sẽ không thể ồ ạt theo kiểu “30 điểm vẫn trượt đại học” từng xảy ra.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học và sau đại học, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng các trường đại học hàng đầu thuận lợi tuyển sinh vì phổ điểm từ mức 24 trở lên có độ dốc lớn.

Các trường đại học tốp giữa cũng đảm bảo được nguồn tuyển vì số lượng thí sinh đạt mức 17-20 điểm dồi dào”, ông Nguyễn Thái Sơn, Trưởng phòng Tuyển sinh ĐH Công nghiệp TP.HCM, nói trên báo Zing.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành nhận định trên báo GD&TĐ, kết quả các môn thi năm nay đều có điểm trung bình tăng lên so với năm ngoái, trong khi số điểm 10 không nhiều. Trừ môn Giáo dục công dân có điểm trung bình cao và điểm 10 nhiều hơn một chút.

Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: báo Zing.

Lý giải điều này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành phân tích: Đề thi THPT quốc gia năm 2019 bảo đảm đúng ma trận (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); bám sát chuẩn kiễn thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

Các câu hỏi “nhận biết” và “thông hiểu” bảo đảm cho học sinh trung bình có thể hoàn thành; vì thế đại đa số các môn có điểm trung bình trên 5 điểm.

Các câu hỏi “vận dụng” và “vận dụng cao” hướng tới đánh giá năng lực học sinh, không lắt léo hay yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc kiến thức, đòi hỏi học sinh phải có năng lực thực sự mới làm được.

Số điểm 10 không nhiều, cho thấy đề thi đã bảo đảm độ phân hoá tốt cho tuyển sinh. Điều này chứng tỏ số học sinh có thể “cán đích” là đúng với “sức” của các em, không có tình trạng nhiều học sinh giỏi “về đích” sớm phải “ngồi chờ” các bạn khác (không giỏi bằng) cuối giờ cũng cán đích.

Chia sẻ

Bài viết

Nguyễn Thúy (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất