Học đường

NXB kêu trời vì lỗ 40 tỷ/ năm khi làm SGK, Bộ Giáo dục & Đào tạo lên tiếng giải trình về số tiền chiết khấu 250 tỷ đồng đã đi đâu

Vương Phi
Chia sẻ

Chiều 1/10, Bộ GD&ĐT có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa (SGK). Theo đó, Bộ lý giải, mức chiết khấu 250 tỷ đồng ở đây được hiểu là phần phí phát hành mà các cấp đại lí trong kênh phân phối dùng để chi trả cho các chi phí trong toàn bộ quá trình bán hàng.

Thời gian vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin về việc in ấn, phát hành sách giáo khoa khiến NXB Giáo dục lỗ 40 tỷ đồng/ năm. Con số đưa ra được nhiều người cho rằng quá bất hợp lý bởi mỗi năm, số tiền chiết khấu cho SGK vẫn lên tới 250 tỷ đồng. Nhiều người băn khoăn tự hỏi không biết số tiền lớn đó đã đi đâu, về đâu?

Trước những thắc mắc này, ngày 1/10 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa (SGK). Theo đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không được tự quyết định giá bìa sách giáo khoa do đây là mặt hàng được quản lí giá bởi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá).

NXB Giáo dục Việt Nam phải vay vốn ngân hàng để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo báo cáo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, việc in ấn, phát hành sách giáo khao hàng năm khiến nhà xuất bản này lỗ khoảng 40 tỷ đồng một năm. Tuy nhiên, toàn bộ các chi phí về việc phát hành, in ấn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải tự hạch toán, tự cân đối; hoàn toàn không có trợ giá hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Vì những lý do này, NXB đã phải vay vốn ngân hàng để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh này. Bên cạnh đó Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước nên phải đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.

NXB Giáo dục khiến dư luận chú ý khi cho biết lỗ 40 tỷ đồng/ năm vì thiếu SGK.

Đối tác của NXB là Công ty Sách-Thiết bị trường học, các đối tác phát hành thuộc các tỉnh, thành trong cả nước. Các đơn vị này đều hoạt động theo luật doanh nghiệp, tự cân đối… không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong việc phát hành sách giáo khoa.

Từ năm 2011 đến nay, mặc dù giá cả thị trường có nhiều thay đổi, giá nguyên vật liệu làm sách tăng lên nhiều nhưng giá sách giáo khoa vẫn giữ nguyên.

250 tỷ đồng chiết khấu đã đi đâu?

Giải thích về con số 250 tỷ đồng tiền chiết khấu, Bộ GD&ĐT giải thích, chiết khấu ở đây được hiểu là phần phí phát hành mà các cấp đại lí trong kênh phân phối dùng để chi trả cho các chi phí trong toàn bộ quá trình bán hàng.

Cụ thể, chiết khấu bán hàng dành cho các công ty sách - thiết bị trường học, đối tác phát hành là 20% (đối tác chiến lược) và 18% (đối tác phát hành).

Ảnh minh họa.

Phần phí này ngoài việc các đối tác dùng để chiết khấu lại cho các đại lí cấp dưới thì còn chi trả cho việc thực hiện các công tác tiếp thị, khuyến mại giảm giá, kho bãi, bao bì, vận chuyển… thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.

Theo Bộ GD&ĐT, mức chiết khấu đối với SGK hiện nay là 18%- 20%, rất thấp so với mặt bằng chung của các nhà xuất bản (35%- 40%). Nhiều đối tác phát hành không mặn mà với việc phát hành do phần hoa hồng thu được không đảm bảo (chiết khấu thấp và giá thành thấp dẫn đến hoa hồng thu được nhỏ hơn nhiều so với các loại sách khác).

Cũng theo báo báo của Bộ GD&ĐT, trước năm 2008, mức chiết khấu sách giáo khoa được áp dụng từ 21% đến 34% tùy theo địa bàn và mức độ kinh tế.

Mặc dù lỗ và phải vay ngân hàng nhưng NXB Giáo dục vẫn nỗ lực duy trì việc phát hành SGK với giá thành thấp nhất tới tay học sinh trên mọi miền tổ quốc.

Năm 2008, tại văn bản số 414/CV-NXBGD ngày 06/3/2008, NXBGD đã đề nghị các công ty Sách TBTH chia sẻ với NXBGDVN một phần khó khăn bằng việc điều chỉnh chiếu khấu phát hành SGK xuống từ 20% đến 27%.

Năm 2010, tại văn bản số 1983/CV-NXBGDVN, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã buộc phải đề nghị các công ty Sách TBTH tiếp tục đồng thuận, chia sẻ áp dụng chung mức chiết khấu chung (20%) đối với tất cả các đối tác.

Mức chiết khấu phát hành sách giáo khoa (18-20%) như hiện nay là một khó khăn rất lớn. Mặc dù vậy, Bộ GD&ĐT cho rằng, nhiều năm qua, NXB Giáo dục Việt Nam luôn cung ứng đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa với giá bán thấp nhất tới học sinh trên mọi vùng miền của tổ quốc. Đây có thể xem như là nỗ lực rất lớn từ phía NXB.

Chia sẻ

Bài viết

Vương Phi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất