Học đường

Ngôi trường không có bục giảng và chuyện về những giảng viên 'vô gia cư' ở Sài Gòn

Theo Tiin
Chia sẻ

Nhớ hôm đầu đến trường, nhìn giảng đường không có bục giảng, cô nàng sinh viên Bách Việt tưởng mình đến nhầm phòng, tâm trạng còn 'hoang mang cực độ'.

Nếu một ngày bạn đến trường mà không thấy bục giảng, không thấy nơi mà giảng viên thường đứng để giảng bài, không phải là hôm ấy được nghỉ học đâu nhé, cũng không phải bạn đã đi nhầm phòng đâu. Tại trường Cao đẳng Bách Việt (TP.HCM), các sinh viên đang được học ở những giảng đường không bục giảng như vậy.

Những giảng viên 'vô gia cư'

Ghé thăm trường Cao đẳng Bách Việt, nhiều người không khỏi tỏ ra thích thú với một lớp học được tổ chức giảng dạy ngay tại sảnh ra vào của trường. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các bạn sinh viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ cùng với một tình nguyện viên người nước ngoài. Họ sẽ giao tiếp bằng tiếng Anh, trò chuyện bằng tiếng Anh, ngồi bệt xuống thềm và cười nói vui vẻ.

Không bục giảng, không phấn trắng và bảng đen thường thấy như những trường khác, cũng không có bàn ghế. Đó là một mô hình lớp học hiện đại mà trường Cao đẳng Bách Việt áp dụng từ nhiều năm nay.

Lớp học tiếng Anh như thế này thường được tổ chức vào chiều thứ 3 hàng tuần

Sinh viên sẽ được giao tiếp trực tiếp với các tình nguyện viên đến từ Mỹ

Bạn Đoàn Thị Thu Hằng, sinh viên năm cuối khoa dược chia sẻ: 'Tuần nào tụi mình cũng ra đây để tham gia buổi học thú vị này, không có bục giảng như những nơi khác, mình cảm thấy khoảng cách giữa thầy cô và học trò không còn nữa, chỉ có những người bạn với nhau thôi'.

'Trường mà không phải trường, đi học mà không phải học. Chỉ đơn giản là đến lớp để gặp bạn bè, được những anh chị đi trước chia sẻ' - đó là những dòng cảm xúc mà bạn Trần Anh Tuấn chia sẻ trên trang cá nhân của mình. Anh Tuấn gọi thầy cô là những anh chị đi trước, vì họ không đứng trên bục giảng như bình thường.

Lớp học không bục giảng là một điều đặc biệt tại ngôi trường cao đẳng này

Cụm từ 'vô gia cư' được các bạn sinh viên nhắc đến như một cách để bày tỏ sự quý trọng, yêu thương đến thầy cô của mình. Các thầy cô bỗng trở thành những người 'vô gia cư' trong chính tiết dạy của mình vì không có chỗ đứng. Mặt nền bằng phẳng, chỗ giảng dạy của giảng viên không khác gì với chỗ ngồi của sinh viên. Mọi ngóc ngách của ngôi trường này đều có thể trở thành một lớp học 'di động' của cả thầy và trò.

Bạn Hoàng Như Hảo, sinh viên năm 3 khoa Khách sạn nhớ lại: 'Mình đã quen với bục giảng và lớp học được sắp xếp như hồi phổ thông, nên hôm đầu tiên đi học mình còn tưởng là đến nhầm trường. Mà rõ ràng là bên ngoài cổng có để tên trường rõ ràng, không thể nhầm được. Mình chạy hết phòng này đến phòng khác, phòng nào cũng y như nhau. Mình bắt đầu hoang mang cực độ'.

Là sinh viên năm cuối, Như Hảo không còn 'hoang mang' vì đã quá quen với lớp học

Không bục giảng khiến cho sinh viên bớt run khi thuyết trình

Hồi tưởng lại lần đầu đứng trước lớp, bạn Phạm Thị Trinh - sinh viên năm 3, khoa Y - Điều dưỡng vui vẻ kể: 'Hồi ấy tới nhóm mình thuyết trình mà bạn nào cũng ngại đứng trước đông người nên phải bốc thăm để tìm ra 'người may mắn'. Xui rủi thế nào mình là người phải nắm lấy sứ mệnh được cả nhóm giao'. Đang dở câu chuyện thì nhóm bạn của Trinh cười phá lên nhắc 'nhớ kể luôn đoạn bước hụt té nữa'. Trinh vẫn còn đỏ mặt khi nghe các bạn nhắc lại lần té để đời của mình.

'Té là vì mình bước lên bục theo quán tính hồi học phổ thông, hồi đó lớp nào cũng có bục giảng cao hơn nền cả. Mà mình chưa quen với thiết kế phòng học ở trường mới lại còn hồi hộp nên là té làm cho cả lớp ôm bụng cười quá trời' - Trinh cười ngượng giải thích.

Lũ bạn đang nhắc cho nhau nhớ kỷ niệm độc lạ của Phạm Thị Trinh

Tiếp lời của Trinh, Hà Thu nói: 'Nhưng lần đó y như ai nhập nó vậy, nó nói liên hồi, trình bày không thiếu nội dung gì. Vừa nói vừa đi qua, đi lại trông tự nhiên lắm'. Trinh chia sẻ bí quyết rằng: 'Không có bục giảng lợi lắm, không có bục giảng thì tâm lý sợ hãi sẽ giảm dần và biến mất, đi lại cũng tự nhiên hơn nên nhớ bài mà nói'.

Còn theo Tiến sĩ Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng nhà trường thì bày tỏ hy vọng với mô hình giảng đường không bục giảng, sinh viên có thể tự tin giao tiếp và tiếp thu tối đa kiến thức ở trường hơn.

Lớp học lúc trước

Trở thành sân chơi trong giờ giải lao cho sinh viên

Những lớp học không có bục giảng - đó là đặc trưng của ngôi trường Cao đẳng Bách Việt, vậy trường bạn có điều gì là đặc trưng nhất?

Chia sẻ

Bài viết

Theo Tiin

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
tag-icon
Tin mới nhất