Học đường

'Lý lịch' học tập đầy dang dở của nhà văn Kim Dung: Liên tục bị đuổi vì dám viết văn ngông cuồng nói xấu nhà trường

Vương Phi
Chia sẻ

Cuộc đời Kim Dung đúng như ông nói cũng chính là một cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp: Vinh quang đó nhưng cũng lắm nỗi bi ai và đầy truân chuyên. Không chỉ có đường tình duyên trắc trở, con cái người mất sớm, người bị điếc, sự nghiệp học vấn của Kim Dung cũng từng dang dở chỉ vì cá tính quá thẳng thắn.

Khán giả, độc giả ở Việt Nam có lẽ đều quá quen với cái tên Kim Dung - một nhà văn lỗi lạc người Trung Quốc - tác giả của hàng loạt tiểu thuyết kiếm hiệp tên tuổi như: Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu, Ỷ Thiên Đồ Long Ký… Hôm qua 30/10, người hâm mộ ở Việt Nam và Trung Quốc đều vô cùng thương tiếc khi biết tin Kim Dung đã qua đời.

Cuộc đời Kim Dung đúng như ông nói cũng chính là một cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp: Vinh quang đó nhưng cũng lắm nỗi bi ai và đầy truân chuyên. Không chỉ có đường tình duyên trắc trở, con cái người mất sớm, người bị điếc, sự nghiệp học vấn của Kim Dung cũng từng dang dở chỉ vì cá tính quá thẳng thắn của ông.

Chân dung nhà văn Kim Dung.

Được biết, Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh vào ngày 10/3/1924 tại Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Tuy nhiên, cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở Trung Hoa, năm 1912, gia tộc của ông bắt đầu sa sút và chuyển dần sang các ngành nghề khác.

Kim Dung từ nhỏ đã bộc lộ năng khiếu với văn học. Ông có tác phẩm đầu tay năm mới 15 tuổi. Đến bậc Cao trung, năm 16 tuổi, Kim Dung viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo. Hành động này của Kim Dung đã khiến nhà văn phải nhận hậu quả bị đuổi học. Sau đó, ông chuyển sang một ngôi trường lân cận.

Kim Dung từng có 2 lần bị đuổi học vì dám mạnh tay viết về những cái xấu ở trường học.

Chuyển trường mới, Kim Dung tiếp tục không chịu “an phận”. Ông gây sóng gió dữ dội cho BGH khi công bố tác phẩm “Một sự ngông cuồng trẻ con” đăng trên Đông Nam nhật báo.

Không dừng lại ở việc viết văn châm biếm, bài báo này được cho là quá ngông cuồng khi Kim Dung thẳng tay chỉ trích những nội quy bất công của nhà trường. Cụ thể, Kim Dung chỉ đích danh quy định học sinh không được quyền phê bình thầy giáo, nhưng thầy giáo có quyền lăng nhục và phạt nặng học sinh.

Dù rất tức giận nhưng trước sự ủng hộ của dư luận, phụ huynh và học sinh, nhà trường đã phải gỡ bỏ những nội quy vô lý.

15 tiểu thuyết kiếm hiệp kinh điển của Kim Dung. Trích nguồn: GAMEK.

Sự nghiệp học hành của Kim Dung tạm thời không bị gián đoạn và ông thuận lợi tốt nghiệp bậc Cao trung. Tuy nhiên, sóng gió tiếp tục diễn ra khi nhà văn thi đỗ vào khoa Luật của học viện chính trị Trưng ương ở Trùng Khánh. Tại đây, cũng vì cá tính thẳng thắn mà Kim Dung đã lên tiếng tố cáo những bê bối trong trường học và điều này khiến ông nhận hậu quả bị đuổi học khi mới chỉ 19 tuổi.

Năm 1946 (3 năm sau), sự nghiệp học vấn của Kim Dung mới được nối lại nhờ sự giúp đỡ của anh ruột là Tra Lương Giám. Ông theo học và tốt nghiệp khoa Luật tại trường đại học Đông Ngô, Thượng Hải.

Trước đó, sau khi bị buộc thôi học vào năm 19 tuổi, Kim Dung xin được một việc làm trông coi tại thư viện Trùng Khánh. Đây là lúc ông tích lũy cho mình kiến thức thâm sâu về văn học khi có thể dành thời gian đọc rất nhiều tác phẩm kinh điển.

Sự nghiệp sáng tác của Kim Dung có thể nói là thăng hoa từ khá sớm. Đến năm 1955 (năm ông 31 tuổi), khi đang làm việc tại Tân Văn Báo (Hồng Kông), Kim Dung cho ra mắt cuốn tiểu thuyết võ hiệp đầu tay là Thư Kiếm Ân Cừu Lục. Năm 1972 khi kết thúc việc sáng tác văn học, ông đã có trong tay 15 tác phẩm được xếp vào dạng kinh điển.

Trung thành với đề tài kiếm hiếp, các tiểu thuyết của Kim Dung không chỉ hấp dẫn mà còn có tính hệ thống và móc nối với nhau. Sau khi nhiều tiểu thuyết được chuyển thể thành phim, người hâm mộ càng biết đến ông nhiều hơn. Độc giả còn mệnh danh Kim Dung chính là cây đại thụ văn học, là minh chủ võ lâm trong lòng họ.

Chia sẻ

Bài viết

Vương Phi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất