Học đường

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ có thay đổi: Chấm thi tập trung, hạn chế tối đa tác động của con người

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Đối với khâu chấm thi, cả trắc nghiệm và tự luận, Bộ sẽ chỉ đạo chấm tập trung, chấm theo cụm, giám sát trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin để hạn chế tối đa tác động của con người.

Liên quan đến những vấn đề thi THPT Quốc gia, ngày 30/7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi gặp gỡ với các chuyên gia giáo dục, hiệu trưởng một số trường ĐH, THPT. Cuộc họp do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tạo điều kiện và chủ trì.

Tại cuộc họp, các chuyên gia đã đưa ra các phát biểu về ưu, nhược điểm cùng những vấn đề cần khắc phục sau kỳ thi THPT quốc gia 2018. Trong đó, nổi lên 3 vấn đề lớn nhất đó là chất lượng đề thi; phần mềm chấm thi; quy chế, quy trình kỹ thuật thực hiện.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại cuộc họp. Ảnh: Dân Việt.

Ghi nhận của báo Tiền Phong, tại cuộc họp lần này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định, việc gian lận thi cử gây ồn ào dư luận trong thời gian qua là do phần mềm chấm thi chưa được chặt chẽ, còn sơ hở, Bộ sẽ tiếp thu ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện.

Đối với khâu chấm thi, cả trắc nghiệm và tự luận, Bộ sẽ chỉ đạo chấm tập trung, chấm theo cụm, giám sát trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin để hạn chế tối đa tác động của con người.

Ngoài ra, Bộ cũng tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện quy chế thi. Trong đó, chú ý tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo các khâu từ coi thi, thu bài thi, niêm phong bài thi, quét ảnh bài thi đều phải xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, giáo viên của địa phương và của trường đại học để nếu có vi phạm tất cả phải cùng chịu trách nhiệm và bị xử lý nghiêm.

Theo ghi nhận của báo Dân Việt, trước những chia sẻ hết sức thẳng thắn từ phía các chuyên gia và Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi cởi mở với các đại biểu trong cuộc họp chính thức.

Bộ trưởng cho biết, ở kì thi năm tới, các đơn vị cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo chất lượng và công bằng ở kỳ thi năm tới:

Xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm theo chuẩn, đúng quy trình và đảm bảo đề thi phải ổn định, đạt ngưỡng/chuẩn, đánh giá được đúng kiến thức, năng lực của số đông học sinh để xét tốt nghiệp.Thực hiện việc phản biện đề thi chất lượng hơn, trong đó phải có nhóm độc lập giải thử đề thi để đánh giá mức độ của đề thi có phù hợp với thời gian thi hay không.

Tổ chức chấm thi tập trung theo các cụm thi thay vì chấm thi ở địa phương. Trong đó, những công đoạn quan trọng sẽ do các cán bộ ở trường đại học, học viện thực hiện, đảm bảo các tổ chấm thi không biết bài thi của địa phương nào.

Kết thúc cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã cảm ơn các chuyên gia về việc trao đổi, làm rõ những điều đã đạt được, những ưu điểm của kỳ thi và đặc biệt là những thiếu sót của Bộ GD-ĐT trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự góp ý, giúp sức của các chuyên gia cùng cộng đồng quan tâm tới giáo dục.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất