Quan hệ chằng chịt, kỳ thi THPT quốc gia dễ nảy sinh tiêu cực

Theo Tiền Phong
Chia sẻ

Các sở Giáo dục vào đào tạo ở địa phương là đơn vị chủ trì với nhiều mối quan hệ chằng chịt trên dưới, nên dễ dẫn đến việc chấm lỏng tay các bài thi tự luận theo đề mở cũng như dẫn đến các tiêu cực phát sinh khác trong kỳ thi THPT quốc gia.

PGS Lê Hữu Lập.

Thi cần 2 mục tiêu, phân loại cho tuyển sinh đại học không thật chính xác

PGS.TS. Lê Hữu Lập- Nguyên Phó Giám Đốc Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, không phải vụ việc tiêu cực có liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 xảy ra thì chúng ta mới ngồi để phân tích những ưu nhược điểm của kỳ thi 2 trong 1 này.

PGS Lập phân tích, ưu điểm chủ yếu khi nhập 2 kỳ thi: sẽ giảm bớt áp lực thi cử cho học sinh, cho gia đình và xã hội cũng như tiết kiệm chi tiêu ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, theo ông Lập, việc ghép 2 kỳ thi với các mục tiêu hoàn toàn khác nhau, đã đưa đến các hệ lụy không mong muốn.

Kỳ thi THPT tập trung vào việc đánh giá đạt chuẩn cấp phổ thông trung học (chuẩn này tương đối là thấp, do việc xét tốt nghiệp tập trung vào kết quả ghi trong học bạ của học sinh là chủ yếu). Còn kỳ thi đại học là để chọn ra những học sinh có kết quả cao nhất, tiếp tục đào tạo ở bậc ĐH và CĐ.

Do vậy, theo ông Lập, việc ra đề thi dạng trắc nghiệm để cùng đạt được cả 2 mục tiêu này là không phải đơn giản và thực tế năm 2017 thì đề thi quá dễ và năm 2018 đề thi quá khó.

“Cả hai thái cực này đều dẫn đến phân loại cho tuyển sinh đại học không thật chính xác, thí sinh chỉ hơn kém nhau thậm chí 0,1 điểm, cũng sẽ dẫn đến đỗ hoặc trượt, với đề thi trắc nghiệm thì yếu tố may rủi trong hoàn cảnh này sẽ xảy ra”- ông Lập quan điểm.

“Việc chấm thi do các trung tâm khảo thí các trường đại học hoặc các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục được giao thực hiện. Ngoài ra một số quy định về quét bài thi trắc nghiệm và chấm thi cũng phải thay đổi”- PGS.TS. Lê Hữu Lập- Nguyên Phó Giám Đốc Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông nêu quan điểm.

Năm nay, qua việc ở các tỉnh như Hà Giang, Lạng Sơn và Sơn La, ông Lập cho rằng, quy trình tổ chức thi bộc lộ những kẽ hở: như bài thi trắc nghiệm làm phách như tự luận là rất khó; công bố đáp án trước khi quét bài thi gửi vào cơ sở dữ liệu chung, trong khi đó các sở Giáo dục vào đào tạo ở địa phương lại là đơn vị chủ trì với nhiều mối quan hệ chằng chịt trên dưới, nên dễ dẫn đến việc chấm lỏng tay các bài thi tự luận theo đề mở cũng như dẫn đến các tiêu cực phát sinh khác.

Có kỳ thi đại học riêng?

Theo PGS Lê Hữu Lập, nên có kỳ thi đại học riêng, dành cho các trường đại học muốn căn cứ vào đó để tuyển sinh. Vì ô

ng Lập cho rằng, việc các trường đại học chỉ tổ chức xét tuyển qua học bạ trong thực tế hiện nay thì độ tin cậy không cao.

Còn kỳ thi tốt nghiệp THPT nên giao cho các sở GD&ĐT tổ chức để đánh giá đạt chuẩn ở cấp học phổ thông, vì thực chất đóng góp của kỳ thi 2 trong 1 vào xét tuyển tốt nghiệp THPT là rất ít, do dựa vào điểm học bạ về quá trình học tập vẫn là chủ yếu. Kỳ thi đại học chỉ dành cho các em đăng ký thi để xét tuyển vào ĐH ở các trường dựa vào kết quả của kỳ thi này.

Ông Lập cũng nhấn mạnh, kỳ thi đại học phải do các trường đại học chủ trì, việc tổ chức đề thi có thể do Bộ GD&ĐT, hoặc Trung tâm kiểm định giáo dục độc lập chủ trì.

Cần có lộ trình, tránh gây sốc

Tuy nhiên, theo PGS Lập, khi thay đổi gì cũng phải có lộ trình, có kế hoạch và được công bố trước để học sinh và giáo viên nắm được, chứ quyết định thực hiện ngay, học sinh sẽ rất sốc.

Ông Lập cho rằng, nếu tiếp tục tổ chức thi THPT như hiện nay, thì việc tổ chức quản lý phải thay đổi để hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra như trong 2018 này, có thể cả năm 2017 mà chúng ta không biết.

“Đơn vị chủ trì ở các hội đồng thi phải là các trường đại học, từ khâu thanh tra, giám sát, coi thi, còn các sở GD&ĐT là đơn vị phối hợp: chuẩn bị dữ liệu thi, cơ sở vật chất, phối hợp coi thi. Việc chấm thi do các trung tâm khảo thí các trường đại học hoặc các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục được giao thực hiện”- ông Lập nhấn mạnh.

Ngoài ra, một số quy định về quét bài thi trắc nghiệm và chấm thi cũng phải thay đổi, ví dụ: việc mở túi đề thi, quét bài thi phải có thanh tra và công an, đi kèm camera giám sát toàn bộ quá trình thực hiện.

“Mặt khác, khâu ra đề thi cần phải điều chỉnh theo hướng phân loại cao (có thể chỉ 40% cho xét tốt nghiệp, 60% cho việc phân loại để tuyển sinh ĐH, CĐ)”- PGS Lập nêu ý kiến.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Tiền Phong

Tin mới nhất