Học đường

Đặc sắc chương trình “Hồn quê Nam bộ” của sinh viên Việt Nam học, trường đại học Nguyễn Tất Thành

T.H
Chia sẻ

Chuyên đề tốt nghiệp “Hồn quê Nam Bộ” của khóa 15 ngành Việt Nam học, trường đại học Nguyễn Tất Thành khiến người tham dự ngạc nhiên và ấn tượng vì quy mô, sự chỉn chu và nhiệt huyết của các bạn sinh viên.

Hướng đi đúng đắn của Khoa và nỗ lực của sinh viên

Chương trình “Hồn quê Nam Bộ” mang đến cho người tham dự không gian thấm đẫm văn hóa Nam Bộ cùng những trải nghiệm thú vị, từ những góc tiểu cảnh miền quê mộc mạc, nơi thưởng thức các món bánh truyền thống cho đến góc thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử hoặc tham gia các trò chơi dân gian thú vị…

Góc đờn ca tài tử và trò chơi dân gian

Dưới góc độ chỉ là một chuyên đề tốt nghiệp và 100% do các bạn sinh viên tự thực hiện, từ việc lên ý tưởng cho đến kinh phí, thiết kế, tổ chức… thì có thể nói “Hồn quê Nam Bộ” là chương trình chỉn chu, nghiêm túc và kết quả tuyệt vời của tập thể gắn kết. 

Kết quả này chính là nhờ vào định hướng sát sao thực tế của Khoa Du lịch & Việt Nam học, trường đại học Nguyễn Tất Thành. Với những giảng viên trẻ, luôn đầy nhiệt huyết cho sinh viên, hiểu được các bạn cần sự va chạm với thực tế để xây dựng cho mình những kinh nghiệm, Khoa đã không ngại ngần tạo mọi điều kiện, tư vấn, hướng dẫn các bạn sinh viên thực hiện chuyên đề. 

Tiết mục văn nghệ đặc sắc

Và “Hồn quê Nam Bộ” cũng không thể hình thành nếu không có sự nỗ lực của sinh viên. “Thực hiện chuyên đề là cách thể hiện đầy đủ nhất các kiến thức chúng em đã học. Việc này cũng giúp em nhìn ra những khía cạnh khác mà sách vở không truyền đạt được, hiểu rõ hơn về chuyên ngành đang học và các công việc đi cùng.” - bạn Thiều Thị Kiều Hạ cho biết.

Bạn Võ Thanh Duy bổ sung, mong muốn của các bạn là có cơ hội làm việc cùng nhau và trau dồi kỹ năng làm việc nhóm. Việc lựa chọn hình thức tốt nghiệp này cũng giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quy trình tạo một sản phẩm du lịch.

Từ trên giấy thành hiện thực

Để thực hiện được chuyên đề này, các bạn đã phải chuẩn bị rất nhiều hạng mục. Thanh Duy chia sẻ: “Trước hết, chúng em nhận được sự hướng dẫn hết sức tận tình của Khoa để định hình một chuyên đề gắn liền với những gì chúng em đã được học, từ đó vận dụng vào triển khai từng bước một.” 

Khu vực bánh truyền thống Nam Bộ

Dựa trên gợi ý của thầy cô, cả lớp sẽ đưa ra những ý tưởng đề và lựa chọn những ý tưởng nào khả thi. Tiếp theo, các bạn phải thành lập những ban như Quản trị, Tài chính, Kinh doanh, Truyền thông… và tùy theo thế mạnh của mỗi bạn mà phân công vào vị trí phù hợp. Sau đó, các bạn sẽ đi khảo sát thực tế các làng nghề để lấy tư liệu. Sau khi đã hoàn tất, các bạn cũng phải dự trù kinh phí tổng chương trình, lên các mặt hàng sẽ bán nhằm quảng bá chuyên đề, xin tài trợ từ các doanh nghiệp. 

 “Hồn quê Nam Bộ” là chương trình kết hợp văn hóa và giải trí, ẩm thực và âm nhạc của vùng đất Nam Bộ. Việc vận dụng các kiến thức đã học để đưa vào chuyên đề là một điều nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất khá tốn thời gian. Kiều Hạ lý giải: “Để chuyển các nội dung trên sách vở thành thực tế sao cho người xem cảm nhận được, chúng em đã phải đơn giản hóa lượng kiến thức đi nhiều lần và thể hiện bằng hình thức dễ tiếp cận khán giả nhất, ví dụ như những trang phục, bài hát, điệu múa đặc trưng…” 

Một góc tiểu cảnh Nam Bộ

Các bạn cũng phải vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng khác nhau, từ giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo đến quản lý thời gian. Quan trọng hơn cả là theo bạn Nguyễn Thị Thanh Thoản là để có được nội dung hấp dẫn và lôi cuốn, các bạn phải vận dụng những kiến thức về văn hóa, phong tục để việc thiết kế tiểu cảnh, chọn tiết mục văn nghệ, món ăn... mang nét đặc trưng vùng miền. 

Tuy nhiên, quan trọng nhất và khó khăn nhất đối với sinh viên là khâu sắp xếp, tổ chức và quản lý chương trình. Bạn Lê Quốc Hưng nhớ lại: “Lần đầu tiên cả lớp chúng em được áp dụng những kiến thức tổ chức và quản lý chương trình vào thực tế nên khá bỡ ngỡ. Ở giai đoạn đầu, mọi thứ gần như đi vào ngõ cụt, khi mọi người khá “cứng nhắc” trong xử lý các tình huống phát sinh, tạo ra nhiều ý kiến trái chiều và tranh luận. Về sau, mọi người “mở rộng” tư duy nên công việc trôi chảy hơn.”

Tự hào với thành quả

Chuyên đề tốt nghiệp không chỉ mang đến cho các bạn kinh nghiệm thực tế, mà còn giúp các bạn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn. Thanh Thoản cho biết: “Trước đây, em là một người nhút nhát, run sợ khi đứng trước đám đông, nhưng sau thời gian học tập, em đã luyện được kỹ năng nói chuyện, hoạt náo, truyền đạt thông tin đến cho mọi người.”

Tập thể K15 ngành Việt Nam học

Bạn Lê Quốc Hưng, hiện đang là hướng dẫn viên du lịch, kiêm điều hành tour và tổ chức sự kiện của công ty Du lịch Viva Travel cho rằng với phương pháp đào tạo ứng dụng thực hành, sinh viên sẽ năng động hơn và linh hoạt hơn, biết cách ứng dụng những gì đã được học. “Cá nhân em tâm đắc nhất chính là kỹ năng xử lý tình huống của bản thân được trau dồi thêm sau quá trình thực hiện chuyên đề. Chính những điều trên đã giúp cho em được công ty tin tưởng và giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng.” 

Với những gì đã được đào tạo, đặc biệt là qua chuyên đề tốt nghiệp theo hướng thực hành này, tin rằng sinh viên Việt Nam học sẽ có được một công việc như mơ ước của họ.

Ngành Việt Nam học thuộc khoa Du lịch & Việt Nam học, trường đại học Nguyễn Tất Thành

Ngành Việt Nam học tuyển sinh theo 4 phương thức:

Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi THPT năm 2020 theo tổ hợp môn.

Phương thức 2: Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)

Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.

Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3: Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và cử tuyển.

Tìm hiểu thêm thông tin tại:https://dlvnh.ntt.edu.vn/

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất