Học đường

Học sinh lớp 2 sẽ được học xác suất thống kê ở chương trình phổ thông mới

Nhật Minh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Theo thông tin từ PGS.TS Ngô Hoàng Long (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), xác suất thống kê là 1 trong 3 mảng kiến thức quan trọng của môn Toán và học sinh sẽ được học khối kiến thức này ngay từ khi lên lớp 2.

Thông tin từ Vietnamnet cho biết, môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được áp dụng từ năm học 2020 - 2021 sẽ được tích hợp xoay quanh 3 mạch kiến thức chính: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

Trong đó xác suất thống kê được xem như là một phần bắt buộc của giáo dục toán học trong nhà trường nhằm tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học trong cuộc sống thường ngày.

PGS.TS Ngô Hoàng Long, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một trong những giảng viên cốt cán được tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Thanh Hùng/Vietnamnet

Nhiều chuyên gia cho rằng việc học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 chứng tỏ môn toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới chắc chắn sẽ có nhiều điều chỉnh bài bản và tích cực hơn so với chương trình phổ thông đang được áp dụng hiện tại.

Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ thì vẫn còn đó những nhận định trái chiều, bâng khuâng từ phía phụ huynh. Một trong số đó chính là việc học sinh sẽ học môn học này theo cách nào khi đó chỉ là những đứa trẻ chỉ mới từ 7 đến 8 tuổi, chưa đủ nhận thức để tiếp nhận đúng cốt lõi của vấn đề.

Tuy vậy trên thực tế, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng mô hình dạy học xác suất thống kê này cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ và đều mang lại những tín hiệu khả quan.

Nội dung của môn Toán mà học sinh cần phải đạt được ở chương trình lớp 2

Mặt khác, điều bâng khuâng đối với nhiều chuyên gia khi triển khai nội dung này đó lại chính là yếu tố giáo viên. Đa phần các giáo viên tiểu học chưa được làm quen với xác suất và kiến thức thống kê dạy trong chương trình hiện nay cũng tương đối ít.

Chính vì thế, việc tập huấn cho giáo viên như thế nào để dạy tốt được chương trình mới là điều thực sự cần được Bộ GD-ĐT đặc biệt lưu tâm chứ không phải dạy nội dung gì trong đó. Bởi lẽ cuối cùng thì yếu tố con người mới quyết định tất cả cho thành công của mỗi chương trình, mỗi sự thay đổi, theo thông tin trên báo Thanh Niên.

Chia sẻ

Bài viết

Nhật Minh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất