Học đường

Học phí 'khủng' lại đuổi sinh viên như cơm bữa nhưng vì sao ĐH Bách khoa vẫn luôn 'hot': Danh sách cựu sinh viên này là minh chứng

Tô Loan (tổng hợp)
Chia sẻ

Với học phí cao không kém gì các trường dân lập, quy định đào thải sinh viên khắt khe nhưng rất nhiều sinh viên đều chọn Đại học Bách khoa Hà Nội là nơi bắt đầu cho tương lai của mình. Bởi nơi đây là cái nôi của rất nhiều nhân vật vô cùng thành công.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường công lập có học phí đào tạo khá cao trong cả nước. Cụ thể, các ngành Đại học đại trà có mức chi phí nằm trong khoảng 15-20 triệu đồng/năm. Học phí của các Chương trình đào tạo quốc tế do Trường ĐHBK Hà Nội cấp bằng nằm trong khoảng 40-50 triệu đồng/năm. Hơn nữa, qua mỗi năm học phí sẽ tăng dao động 10%.

Ngoài ra, Đại học Bách Khoa còn có nội quy khá khắt khe khi mỗi năm có từ 700 - 800 sinh viên bị nhà trường buộc thôi học do kết quả học tập kém. Trường cho biết sẽ tiếp tục đào thải những sinh viên không nghiêm túc, không nỗ lực học tập để giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, những thông tin về học phí cao hay chuyện đuổi sinh viên như cơm bữa chẳng làm ngôi trường này vơi đi sức “nóng”. Cứ mỗi mùa tuyển sinh lại có hàng ngàn người đăng ký xét tuyển vào đây. Một lý do đơn giản được đưa ra đó là vì chất lượng đào tạo. Nếu không tin, bạn có thể nhìn vào bảng danh sách cựu sinh viên này:

Nguyễn Hà Đông

Nguyễn Hà Đông sinh năm 1985 tại Hà Nội. Anh là tác giả của trò chơi trên smartphone nổi tiếng toàn cầu Flappy Bird.

Nguyễn Hà Đông tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ thông tin chuyên ngành Hệ thống thông tin của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Chưa đầy 1 năm, game Flapply Bird của anh trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất tại hơn 100 quốc gia và đạt trên 50 triệu lượt tải về. Nguyễn Hà Đông kiếm được số tiền ước tính lên tới 50.000 USD/ngày.

Nguyễn Hà Đông và tựa game Flappy Bird còn được tổ chức Guinness thế giới vinh danh.

Hà Đông dự sự kiện Wired BizCon ở Mỹ tháng 5:2014 - (Nguồn- Zimbio).

Shark Phạm Thanh Hưng

Ông sinh năm 1972 tại Hà Nội. Con đường học vấn của ông khá rộng, quá khứ ông cũng là cử nhân ngành Đúc - Nhiệt luyện tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Shark Hưng là một nhà lãnh đạo khổng lồ với cương vị: Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thế kỷ CENGROUP (CENLAND, CENINVEST, CENVALUE, CENPLUS) và Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Truyền thông và Giải trí Ngôi sao mới RSM.

Shark Hưng với những câu nói nổi tiếng ở Thương vụ bạc tỷ.

Ngoài ra là 3 CEO lớn của tập đoàn FPT cũng là cựu sinh viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Hoàng Việt Anh - Tổng giám đốc Công ty FPT Software.

Ông Hoàng Việt Anh, sinh năm 1975, tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ông Việt Anh gia nhập FPT năm 1993 với vị trí lập trình viên từ khi còn là sinh viên. Là một trong những thành viên tham gia xây dựng và phát triển FPT Software từ những ngày đầu thành lập, ông đã đảm trách nhiều vị trí quan trọng tại Công ty này như: Giám đốc FPT Software Asia Pacific; Giám đốc Đơn vị Phần mềm Chiến lược số 1 (FSU1- đơn vị phụ trách thị trường các nước nói tiếng Anh); Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành FPT Software. Kể từ năm 2015, ông được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc FPT Software.

Tổng giám đốc FPT Software là cựu sinh viên ĐH Bách Khoa.

Dương Dũng Triều - Phó Tổng Giám đốc FPT Phụ trách Toàn Cầu hóa

Ông Dương Dũng Triều sinh năm 1973. Ông tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội ngành Công nghệ thông tin.

Ông đã trải qua nhiều vị trí quan trọng như Phó Giám đốc Trung tâm Phần mềm số 3 thuộc FPT; Tổng Giám đốc Công ty Giải pháp Phần mềm FPT và Tổng Giám đốc FPT IS và hiện được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Toàn cầu hóa phụ trách Nguồn lực Toàn cầu hóa.

Phó Tổng giám đốc FPT phụ trách Toàn cầu hoá Dương Dũng Triều.

Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch Công ty Phần mềm FPT

Ông Hoàng Nam Tiến sinh năm 1969, tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội.

Không thuộc thế hệ sáng lập, anh tham gia vào FPT năm 1993 nhưng ngay lập tức tỏa sáng nhờ câu nói “Các anh ngu bỏ mẹ” trong một buổi họp giao ban Công ty mà anh chỉ là người đi họp thay khi trưởng phòng đi vắng. Sau lời khẳng định “Tất nhiên là được!” anh đã cho toàn bộ lãnh đạo FPT thấy khả năng của anh trong lĩnh vực phân phối, khi mọi người đang bế tắc, khiến tất cả nhất tề đưa anh lên vị trí Trưởng phòng Kinh doanh Công ty dù anh còn rất trẻ (26 tuổi).

Hoàng Nam Tiến - một người đầu bản lĩnh trong kinh doanh.

Chia sẻ

Bài viết

Tô Loan (tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất