Học đường

Ảnh hưởng của dịch COVID- 19, hai đại học lớn ở Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận lưu học sinh tại nước ngoài về học tập

Phương Linh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Tại tọa đàm về chủ đề: “Sẵn sàng tiếp nhận du học sinh về nước học tập” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức: đại diện hai trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Ngoại Thương (Hà Nội) cho biết đã sẵn sàng để tiếp nhận, hỗ trợ tất cả các sinh viên, lưu học sinh tại nước ngoài về học tập.

Hai Đại học lớn ở Việt Nam đã sẵn sàng lưu học sinh tại nước ngoài

Theo ghi nhận của báo Công lý, tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Phong Điền (Đại học Bách khoa Hà Nội): Ngay sau khi có chỉ đạo của Bộ GD&ĐT trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã sẵn sàng để tiếp nhận, hỗ trợ tất cả các sinh viên, lưu học sinh tại nước ngoài về nước học tập với 12 chương trình dạy bằng tiếng Anh chủ yếu là các ngành mũi nhọn trong lĩnh vực khoa học công nghệ, 10 chương trình liên kết quốc tế với 4 ngôn ngữ giảng dạy là Anh, Pháp, Đức, Nhật.

Nhà trường hướng dẫn chi tiết về chương trình và thủ tục cho sinh viên đồng thời cung cấp cho lưu học sinh cách thức học như hình thức chuyển trường, thi tuyển đầu vào căn cứ vào các tín chỉ đánh giá theo năng lực theo các tổ chức khảo thí quốc tế như SAT, ALEVEL hoặc sinh viên chỉ học ở Đại học Bách Khoa Hà nội một thời gian như một học kỳ để nhận được chứng chỉ hoàn thành chương trình học.

Sinh viên, lưu học sinh tại nước ngoài sẽ được 2 đại học lớn tại Việt Nam tiếp nhận về học tập, nghiên cứu. Ảnh minh họa

Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cũng chia sẻ: "Nỗi lo của Trường ĐH Ngoại thương nhiều năm qua là tinh thần chuộng ngoại của các sinh viên. Nhiều bạn học ở trong nước hai đến ba năm thì bỏ ra nước ngoài học ở một trường, mà thực tế có xếp hạng rất thấp. Tôi nghĩ COVID-19 là cơ hội để các du học sinh Việt Nam quay trở lại Việt Nam để cảm nhận chất lượng của các trường ĐH Việt Nam đã thay đổi như thế nào". 

Cũng theo PGS.TS Hiền, thời gian này, các trường ĐH ở Việt Nam đã công bố cách thức tuyển những du học sinh Việt Nam từ nước ngoài trở về cũng như sinh viên quốc tế. Các trường đều công bố rất nhiều chương trình giáo dục quốc tế, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hấp dẫn để thu hút học viên.

Xét tuyển đầu vào kỹ càng

Theo báo Đất Việt thông tin, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết,  sinh viên dù được đào tạo ở nước ngoài nhưng khi về Việt Nam vẫn phải đáp ứng đầy đủ các yêu đầu cầu vào không thấp hơn điều kiện trúng tuyển chương trình đào tạo tương ứng của trường xin chuyển đến.

"Các trường đại học đều phải thành lập hội đồng xét tuyển rất kỹ dựa trên thứ hạng trường đại học sinh viên đó theo học, dựa trên kết quả học tập tại nước ngoài của sinh viên, hồ sơ học tập từ bậc phổ thông, đại học, ngành theo học, không phải sinh viên cứ theo học quốc tế về là nghiễm nhiên được nhận, việc xét tuyển phải thực hiện rất kỹ", GS Thảo nói thêm.

Bên cạnh đó, trường sẽ căn cứ vào chuẩn đầu ra, nội dung và yêu cầu của chương trình đào tạo và số tín chỉ, nội dung học tập, kết quả học tập mà người học đã tích lũy trong thời gian học ở cơ sở giáo dục nước ngoài để xem xét miễn giảm tín chỉ, học phần cho người học theo các quy định hiện hành.

Với những sinh viên không đáp ứng đủ yêu cầu ví dụ chương trình đào tạo quốc tế không phù hợp hoặc thấp hơn đầu vào tuyển chọn của các trường đại học thì những sinh viên này có thể theo học tại các hệ đào tạo khác như cao đẳng, trung cấp hoặc cũng có thể học theo hệ đào tạo khác của trường đại học.

Ví dụ, có nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp phổ thông, mới học hết lớp 10-11 đã được các trường đại học cho học dự bị, trường hợp như vậy bắt buộc phải lựa chọn theo du học hoặc phải lựa chọn các chương trình dự bị.

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất