Học đường

'Lạc' vào Thượng Hải xưa với vở nhạc kịch hoành tráng của học sinh THPT chuyên Amsterdam

Tùng Chi
Chia sẻ

Vở nhạc kịch “Yên Sứ” được công diễn vào ngày 15/8 vừa qua với sự góp mặt của các diễn viên không chuyên là học sinh THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Vở diễn không chỉ dừng lại là một đêm diễn nghệ thuật mà còn gây chú ý bởi những thông điệp tích cực gửi đến cộng đồng.

Nhắc đến THPT chuyên Hà Nội Amsterdam chắc hẳn ai cũng phải xuýt xoa rằng đây là một ngôi trường không những giỏi về mặt học tập mà những phong trào tập thể hay hoạt động ngoại khóa, nghệ thuật thì cũng không nơi đâu bằng. Mỗi một CLB, mỗi một dự án do teen Ams làm ra đều chỉn chu và có quy mô hoành tráng, thu hút không chỉ thầy và trò trường Ams mà còn cả các bậc phụ huynh cũng như các bạn học sinh trên toàn thành phố nữa.

Vở kịch Yên Sứ lấy bối cảnh ở thành phố Thượng Hải cổ kính nhưng không kém phần phồn hoa, diễm lệ

Các dancer không chuyên cháy hết mình trên sân khấu trong từng bước nhảy

Sử dụng nghệ thuật là công cụ tiếng nói, vở nhạc kịch Yên Sứ của các bạn học sinh mang đến cho mọi người những câu chuyện gần gũi, đời thường và quan trọng hơn là đem lại những thông điệp sâu xa và ý nghĩa như bạo lực gia đình và vấn đề tâm lý.

YÊN SỨ là một câu chuyện hoàn toàn mới mẻ và không kém phần li kì, xoay quanh cô gái trẻ Bảo Ân yêu đời, lạc quan và mạnh mẽ với ước muốn được đi lên thành phố để có cuộc sống mới không còn tẻ nhạt và tìm lại người cha của mình. Bảo Ân bắt gặp Hiểu Minh, một chàng thợ xưởng nghiêm túc, ít nói nhưng chân thành. Tới làm việc tại xưởng búp bê nức tiếng, Bảo Ân làm quen với các anh thợ và ông Phùng, một ông chủ tài ba nhưng lại chịu cảnh khuyết tật về đôi mắt. Dần trở nên thân thiết và coi những người trong xưởng như gia đình, cô cảm thấy mãn nguyện, tưởng chừng như cuộc sống mới chốn thành thị đầy ắp những niềm vui. Nhưng ẩn trong bối cảnh hào nhoáng phù hoa lại tổn tại những bí ẩn tăm tối và đầy khúc mắc. G’LAMS 2018 kể về ước muốn đổi đời, về tình bạn và tình yêu của những người trẻ. Cùng với đó, điểm nhấn xuyên suốt câu chuyện là ước muốn được tận hưởng cuộc sống gia đình trọn vẹn và sự thay đổi nhận thức về những mối quan hệ gia đình. Gia đình, dù tồn tại những mâu thuẫn, ràng buộc, vẫn là nơi ta cảm thấy thuộc về, cảm thấy tình yêu và sự che chở.

Cô gái trẻ Bảo Ân yêu đời, lạc quan và mạnh mẽ với ước muốn được đi lên thành phố để có cuộc sống mới đầy hào quang

Chàng trai trẻ Hiểu Minh là một người thợ trong xưởng sản xuất búp bê sứ, nghiêm túc, ít nói nhưng chân thành.

Ông Phùng - một ông chủ tài ba, đam mê cháy bỏng với nghệ thuật búp bê sứ nhưng lại chịu cảnh khuyết tật về đôi mắt

Người mẹ tần tảo, hiền lành của Bảo Ân, luôn lo lắng và yêu thương con gái mình.

Ở “Yên sứ” quy tụ đủ những cảm xúc khiến người xem cười, khóc cùng nhân vật trên sân khấu. Có những lãng mạn tình yêu, những dịu dàng buổi hẹn thề dưới ánh trăng, có những giằng xé nội tâm, có những phút u ám, tuyệt vọng và có những kịch tính, máu lửa của cuộc chiến tranh, có cả những hy sinh khiến người ta không cầm được nước mắt.

Hơn nữa, một câu chuyện vượt khỏi biên giới sẽ mở rộng góc nhìn của người xem. Vở nhạc kịch không chỉ là một đêm diễn nghệ thuật thông thường mà còn là sự kết hợp hài hoà giữa vô vàn ý tưởng, nhiệt huyết, tràn đầy sức sống xen lẫn chút bỡ ngỡ, lo lắng và hồi hộp của các bạn trẻ.

Bảo Ân gặp Hiểu Minh trong một đêm mưa ở Thượng Hải, và ngay lập tức cả 2 trúng “tiếng sét ái tình”

2 diễn viên trẻ có nhiều phân đoạn tình cảm đòi hỏi diễn xuất và khả năng vũ đạo nhuần nhuyễn

Toàn cảnh xưởng búp bê sứ, nơi diễn ra những bước ngoặt quan trọng trong câu chuyện

Lần đầu tiên trong những vở nhạc kịch của G'LAM có sự xuất hiện của một diễn viên nhí dễ thương đầy triển vọng

Chia sẻ

Bài viết

Tùng Chi

Tin mới nhất