Học đường

Đổi mới thi THPT Quốc gia từ năm 2020: Không bắt buộc học sinh thi tốt nghiệp, thi trên máy tính nhiều lần trong năm

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo qui định của Bộ GD-ĐT, kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Theo thông tin trên báo Người lao động, dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sau năm 2020 được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) báo cáo tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực diễn ra ở Văn phòng Chính phủ sáng 25/9 dưới dự Chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Phát biểu tại phiên họp, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GD-ĐT cho biết, về nội dung các môn thi vẫn giữ ổn định như năm 2019 với nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. Ảnh: báo Người lao động

Đối tượng dự thi: Học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 nếu đáp ứng các quy định của Bộ GD-ĐT thì được Hiệu trưởng trường THPT (hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên) cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT; nếu có nhu cầu dự thi để được cấp Bằng tốt nghiệp THPT sẽ được tham gia Kỳ thi THPT quốc gia.

Phương thức tổ chức thi: Tổ chức thi trên giấy như hiện nay và đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.

Đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo qui định của Bộ GD-ĐT, kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).

Theo báo An ninh Thủ đô, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý thi, Bộ GD-ĐT cho biết, tính khả thi của hoạt động tổ chức thi trên máy tính đã được nghiên cứu và phát triển qua nhiều thập kỷ trên thế giới với các tổ chức khảo thí độc lập của các nước trên thế giới như: ETs, ACT….

Phương thức thi trên máy tính sẽ được Bộ công bố trước 1 năm (phương thức tổ chức, nội dung thi, hình thức thi….) để phụ huynh và học sinh chủ động ôn tập, chuẩn bị tham gia kỳ thi.

Các bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ giữ ổn định như năm 2019. Các bài thi tổ hợp tự chọn (Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội) sẽ cấu trúc lại câu hỏi theo chuẩn đầu ra của chương trình; chủ yếu là đánh giá kiến thức, kĩ năng và hướng tiếp cận đánh giá năng lực, giảm số câu hỏi trong từng bài thi để trở thành bài thi tổng hợp.

Đồng thời, sẽ từng bước hoàn thiện thành bài thi tích hợp phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Mỗi bài thi khi chấm cho ra một đầu điểm, không còn 4 đầu điểm như hiện nay.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất