Học đường

Đã học nghề làm dâu trăm họ nữ sinh còn mang tên Trần Thị Ô Xin khiến người khác té ngửa vì ngạc nhiên

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Trần Thị Ô Xin, cô sinh viên năm cuối lớp Y 5D trường Đại học Y Dược Huế không chỉ gây ấn tượng với nhiều người về cái tên gọi mà còn khiến người khác phải nể phục bởi thành tích học tập cùng nghị lực sống phi thường, vượt lên trên hoàn cảnh.

Nhắc đến Trần Thị Ô Xin (thôn Đông An xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), bất kì người bạn nào cũng biết cô là nữ sinh học giỏi nhất lớp Y 5D trường Đại học Y Dược Huế. Từ khi còn là sĩ tử đội nón đi thi đến nay đã là sinh viên đa khoa sắp ra trường, cái tên Ô Xin luôn khiến nữ sinh này được chú ý đặc biệt.

Cô sinh viên với cái tên độc, lạ và nghị lực phi thường

Chia sẻ với Zing.vn về tên gọi của mình, Ô Xin kể: “Lúc mang thai em là thời điểm trên truyền hình đang chiếu bộ phim của Nhật nói về cuộc đời của cô gái mang tên Ô Xin, dù nghèo, vất vả nhưng rồi cuối cùng bằng chính nỗ lực của bản thân đã có được hạnh phúc. Vì mong con sau này cũng được như vậy, nên mẹ lấy tên này đặt cho em”.

Ô Xin từng được biết đến là học sinh giỏi suốt 12 năm, tốt nghiệp thủ khoa của trường THPT An Lương Đông với tổng điểm 55,5; đậu cũng lúc 2 trường đại học danh tiếng: Khối A em dự thi vào ngành công nghệ thực phẩm thuộc ĐH Bách khoa Đà Nẵng và đạt 25 điểm; khối B, Ô Xin đỗ ngành y đa khoa của ĐH Y dược Huế với 26 điểm. 5 năm liền nhận giấy khen tại Đại học Y Dược Huế.

Ô Xin biết tin đỗ đại học khi đang nằm trên giường bệnh . Ảnh: Zing.vn

Thế nhưng, ít ai biết rằng những thành tích nổi bật ấy lại xuất phát từ cô bé nhỏ nhắn và mắc chứng bệnh thiếu máu tan huyết bẩm sinh.

Mặc dù mắc bệnh nặng và thường xuyên phải đến bệnh viện để điều trị nhưng chưa bao giờ Ô Xin khiến thầy cô, bạn bè lo lắng về kết quả học tập. Tranh thủ những lần được bác sĩ điều trị xong, Ô Xin vẫn tối tối cặm cụi ôn bài trên giường bệnh, sáng ra đến giảng đường đi thi. Thậm chí, em vẫn tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp.

Những suất học bổng của khoa, trường và các tổ chức từ thiện là phần thưởng xứng đáng đối với một cô gái có ý chí mạnh mẽ như Xin. “Em chưa bao giờ có ý định đầu hàng trước bất cứ hoàn cảnh nào”, Ô Xin chia sẻ với báo Giáo Dục và Thời Đại.

Ngoài việc học ở trường, Ô Xin còn rất thích thú khi được tham gia tình nguyện tại các bệnh viện. Nơi đây, em được gặp và hướng dẫn các bệnh nhân lần đầu đến khám. Chứng kiến nhiều cảnh ngộ trớ trêu, Ô Xin luôn tự nhủ sẽ cố gắng học nhiều hơn để sau này giúp đỡ các bệnh nhân nghèo.

“Có lẽ vì phúc đức của mẹ, em mới có may mắn như hôm nay”

Khác với nhiều bạn, gia đình Ô Xin chỉ có hai mẹ con. Bà Trần Thị Sữa- một bà vợ không chồng tảo tần sớm hôm gánh nước thuê, làm vệ sinh, quét chợ Truồi để nuôi Ô Xin. Dưới căn nhà xiêu vẹo, dột nát được dựng trên mảnh đất mà người bà con tốt bụng cho mượn, hai mảnh đời bám vào nhau để sống. Thế nhưng, Ô Xin luôn được đến trường đầy đủ, 12 năm liên tục là học sinh giỏi toàn diện, là học sinh tiêu biểu của Trường An Lương Đông.

Từng trả lời trên Tuổi trẻ, thầy giáo Đỗ Thiện Quang, hiệu trưởng trường THPT Trường An Lương Đông, không giấu nổi xúc động khi nói về học trò đặc biệt của mình: “Ô Xin là niềm tự hào của trường tôi, em không chỉ vượt qua được hoàn cảnh quá sức ngặt nghèo để luôn là học sinh giỏi, mà còn vượt lên cả mọi tự tin, mặc cảm về bệnh tật, về số phận để sống tự tin, tự hào về bản thân mình. Ô Xin là giáo án sinh động để thầy cô giáo dạy cho học sinh mình về nghị lực và nhân cách”.

Ô Xin và mẹ Sữa. Ảnh: Zing.vn

Ngày nhận kết quả Ô Xin đậu đại học, cả hai mẹ con vừa mừng vừa lo. Bởi Ô Xin đi học xa thì ai là người chăm sóc con gái mỗi khi bệnh tình tái phát, chính vì suy nghĩ đó mà ngày Xin lên thành phố nhập học, cũng là ngày bà Sữa khăn gói theo con.

Để chi trả tiền học, tiền phòng trọ, ăn uống chi tiêu của hai mẹ con, bà Sữa xin làm giúp việc nhà theo giờ cho người ta, chiều lại đi phụ sửa chén bát cho cửa hàng bán bún. Chừng ấy công việc, chừng ấy khoản chi tiêu, thế nhưng ở người mẹ này vẫn luôn hướng con gái của mình bằng sự rộng lượng và tình người. “Mẹ em hay giúp đỡ mấy bà bán vé số hay trẻ em cơ nhỡ lắm. Có lẽ vì phúc đức của mẹ, em mới có may mắn như hôm nay”, Xin tự hào chia sẻ với Giáo dục và Thời đại.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất