Học đường

Cô giáo dẫn học trò ra cánh đồng để làm đề văn tả cảnh cánh đồng quê hương đang bước vào mùa gặt nhận nhiều lời khen ngợi

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Rất nhiều ý kiến ngợi khen phương pháp dạy và học này, chẳng những các trò được tiếp xúc thực tế mà còn thắt chặt tình cảm của cô và trò ngày càng bền vững hơn. 

Mới đây, trên diễn đàn “Chúng tôi là giáo viên tiểu học” vừa xuất hiện loạt hình ảnh cô giáo dắt học sinh ra quan sát những thửa ruộng bậc thang để học tập làm văn ngay lập tức nhận được nhiều lời khen của giáo viên.

Rất nhiều ý kiến ngợi khen phương pháp dạy và học này, chẳng những các trò được tiếp xúc thực tế mà còn thắt chặt tình cảm của cô và trò ngày càng bền vững hơn.

Các bạn học sinh ra cánh đồng để học tập làm văn. 

Facebook Bằng Lăng Tím bình luận: “Tuyệt quá! Nếu giờ học về cảnh thiên nhiên mà học sinh đều được trải nghiệm thế này thì hiệu quả rất cao”/.

 Chị Ngọc Phấn cho rằng: “Tự nhiên thấy tội nghiệp mấy bé ở thành phố. Như con tôi học tới bài Tre Việt Nam thì chỉ biết hỏi mẹ “Cây tre là cây gì?”. May mà mẹ con xuất thân là con nhà nông nên biết để giải thích cho con. Nhiều lúc làm văn mà các con chỉ được nhìn hình ảnh và tưởng tượng, chứ đâu có được thấy tận mắt, sờ tận tay”.

Chia sẻ với Zing.vn, cô Phạm Thị Diệu, giáo viên trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu), cho biết đây là tiết học tập làm văn của học sinh lớp 5.

Cả cô và trò đều hào hứng với phương pháp này.

Chương trình không yêu cầu nhưng do học sinh gặp khó khăn khi vận dụng từ ngữ, liên tưởng, sáng tạo để miêu tả cánh đồng lúa quê mình, cô Diệu dắt học trò ra đồng ruộng để dạy học. Các tiết Tiếng Việt, Toán, cô Diệu hay dùng phương pháp quan sát, tương tác với cuộc sống thực tế để giúp buổi học sinh động, học trò nhanh hiểu bài.

“Các bài tập làm văn tiểu học có nhiều bài yêu cầu tả cảnh, tả con vật nên mình thường cho học sinh đi thực tế, hướng dẫn các em quan sát, liên tưởng. Khi học Toán đến những bài đo diện tích, chu vi chẳng hạn, mình cũng đưa các em ra ngoài vừa giảng vừa thực hành“, cô Diệu chia sẻ.

Đây được đánh giá là phương pháp dạy học rất hay và hiệu quả.

Cùng trao đổi với Vietnamnet, cô giáo Phạm Thị Diệu cho biết, học sinh ở miền núi rất ngoan, cuộc sống của các em cũng thường gần gũi với cây lúa, tuy nhiên lại hạn chế về vốn tiếng Việt, vì vậy, cô thường xuyên cho các em tăng cường quan sát trực tiếp, qua đó giảng giải để các em hiểu hơn.

Học trò miền núi, gia cảnh còn nhiều khó khăn, nhiều em đi học không có mũ, vì vậy, cô Diệu đã quyết định để đầu trần như các em. “Học sinh vùng cao chúng tôi rạn rày với nắng gió núi rồi”, cô Diệu chia sẻ thêm.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất