Học đường

Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung: 'Doanh nghiệp không quan trọng bằng cấp, chỉ cần người có nghề'

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

"Mình chọn học một cái nghề chứ không phải chọn học một cái ngành, nếu chọn ngành sau 4 năm ra trường sẽ không có nghề ngỗng gì cả, chỉ có một tấm bằng. Doanh nghiệp không cần người có bằng, chỉ cần người có nghề".

Mới đây, ĐH Bình Dương đã đăng tin tuyển sinh khối A cho ngành học khối C. Điều này được phản ánh trong phóng sự của Trung tâm tin tức VTV24. Ngay lập tức, quy chế tuyển sinh khá mới lạ của trường Đại học này đã nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Theo đó, thông thường, tuyển sinh vào các ngành xã hội - nhân văn, các trường sẽ thi tuyển khối C (Văn - Sử - Địa). Thế nhưng, Đại học ở Bình Dương lại yêu cầu thí sinh thi khối A1 (Toán - Lý - tiếng Anh) để vào học khối C.

Trong năm học trước, trường ĐH Bình Dương, nơi đang tuyển sinh khối A1 cho các ngành xã hội, nhân văn, năm học trước trường đã tuyển sinh được trên 20 sinh viên cho khối xã hội - nhân văn bằng khối A1 và các em học rất tốt. Năm nay, trường tiếp tục thực hiện thi tuyển cho 3 khối ngành Văn học, Xã hội học và Việt Nam học bằng khối này.

Theo ông Nguyễn Ngọc Chiến (Phân hiệu Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Bình Dương), xu hướng đào tạo thế giới hiện nay là chuyển dần từ cung cấp kiến thức sang cung cấp phương pháp, kỹ năng và thái độ, do đó, việc các em chọn học ngành gì không còn phụ thuộc nhiều vào khối xét tuyển.

“Mới đầu, em chọn ngành kinh tế nhưng vào trường em thấy có ngành du lịch nên em đã chọn ngành này bởi hợp với sở thích của mình” - em Bạch Thị Thúy, sinh viên từng thi ngành Việt Nam học bằng tổ hợp 3 môn Toán - Lý - Tiếng Anh chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với việc đào tạo như thế này. Theo chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung (Viện Giáo dục TP.HCM IRED), điều quan trọng nhất đối với học sinh là chọn được nghề mình yêu thích, từ đó chọn học môn nào để phù hợp với cái nghề mình đã chọn.

“Mình nên chọn một cái nghề chứ không phải là một cái ngành, bởi sau 4 năm ra trường các em sẽ không có nghề nghiệp nào ổn định trong tay, chỉ có tấm bằng mà thôi. Mà các doanh nghiệp hiện nay không quá quan trọng việc bằng cấp, chỉ cần người có nghề“, chuyên gia Giản Tư Trung nói.

Bạn Lê Hoàng Duy, sinh viên ĐH Bình Dương chia sẻ: “Ngày xưa em học khối A và khối D1, bây giờ em đang học Quản trị kinh doanh. Nhưng em thích một ngành không liên quan đến những gì mình đang học là ngành truyền thông.”

Không ít sinh viên đã học giữa chừng mới phát hiện mình thích ngành khác. Vì vậy, nếu cứ tuyển sinh bằng mọi giá thì nguy cơ các em bỏ học giữa chừng hoặc bị buộc thôi học sẽ diễn ra phổ biến như đã từng thấy ở nhiều trường.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

tag-icon
Tin mới nhất