Học đường

Chọn cafe là thức uống thường xuyên trong mùa thi, sĩ tử có thể đối mặt với những nguy hiểm nào?

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Cafe là thức uống được các sĩ tử ưa chuộng trong mùa ôn thi, thế nhưng, uống quá nhiều cafe và không đúng cách sẽ gây ra những tác hại khôn lường.

Với nhiều sĩ tử, cafe là thức uống hữu hiệu giúp tỉnh táo trong mùa thi.

Cận kề các kỳ thi quan trọng, sĩ tử thường thức khuya học bài, uống cà phê để tỉnh táo. Tuy nhiên, đó lại là những thói quen sai lầm gây hại đến sức khỏe.

Theo nhiều nghiên cứu, Caffeine là một loại chất kích thích giúp bạn cảm thấy tỉnh táo trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, sau đó khi chất kích thích này hết tác dụng, cơ thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi, tinh thần thêm căng thẳng và dễ cáu kỉnh.

Cafein có trong cafe làm suy giảm trí nhớ

Học bài khuya cũng sẽ khiến các sĩ tử căng thẳng và để tránh buồn ngủ thì giải pháp dễ dàng khắc phục nhất là uống 1 cốc café nguyên chất hoặc 1 cốc trà đặc.

Có thể nhận thấy lợi ích trước mắt của việc này là giúp tỉnh táo ngay tức thì nhưng sau đó các sĩ tử mệt mỏi, uể oải ngay ngày hôm sau.

Hơn nữa, uống nhiều cà phê sẽ làm giảm lượng máu lên não khiến tế bào thần kinh thiếu oxi và hoạt động không tốt, học không nhớ, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Vì vậy sau khi ăn tối thì không nên dùng những loại chất kích thích này.

Uống cà phê nhiều gây bồn chồn, lo âu

Trong cà phê có chứa chất cafein gây rối loạn nhịp tim, đau đầu, buồn nôn, ảnh hưởng dạ dày…

Rất nhiều thí sinh uống cà phê pha đậm đặc để mong có thể học liên tục, khỏi ngủ. Theo nghiên cứu, hoạt chất của cà phê là cafein, với liều thấp, cà phê kích thích vỏ não, làm tăng khả năng trí tuệ, giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, với khoảng 100mg, cafein làm mất ngủ. Và với liều lượng cao hơn, cafein gây bồn chồn, lo âu, nóng nảy, đứng ngồi không yên.

Nếu bạn uống hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm hư hại các tuyến thượng thận, giảm sức đề kháng của thần kinh trong các tình huống căng thẳng và khiến bạn dễ bị nhiễm bệnh.

Uống quá nhiều cafe sẽ gây ra cảm giác bồn chồn, lo lắng, không tập trung cho việc học hành.

Ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch

Cà phê làm tăng sự tiết axit trong dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu và ợ nóng. Ngoài ra, caffeine gây ra sự mất cân bằng lượng đường trong máu (hạ đường huyết), tim đập yếu hơn, dễ đổ mồ hôi trộm, căng thẳng và đau tim. Nếu bạn sinh viên nào có tiền sử đau dạ dày hoặc bệnh tim thì nên hạn chế việc sử dụng cafe.

Ảnh hưởng đến mắt

Theo tiến sĩ Nieca Goldberg, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Langone (Mỹ), cà phê kích thích hệ thống não bộ giải phóng sản xuất adrenaline, khiến đồng tử giãn nhẹ, giúp tầm nhìn sắc nét hơn.

Nên uống cafe với liều lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.

Những điều các sĩ tử cần lưu ý khi uống cafe để hiệu quả trong việc học tập, sinh hoạt:

Tránh pha cà phê có nồng độ quá đặc

Nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run. Với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành còn có thể dẫn tới những cơn đau thắt tim.

Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê

Cho một lượng đường thích hợp vào cà phê khi uống sẽ làm tăng mùi vị cà phê. Mặt khác, khi uống cà phê có pha nhiều đường có thể làm kích thích các tế bào insulin trong tụy và tạng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, từ đó khiến cho sự trao đổi đường trong cơ thể bị rối loạn.

 Không nên để cà phê đã pha lâu

Cà phê đã pha để quá lâu có thể làm cho các chất thơm trong cà phê bị giảm và làm tăng vị đắng của cà phê.

 Không nên đồng thời uống cà phê với rượu

Sau khi uống rượu xong mà lập tức uống cà phê sẽ khiến cho đại não hưng phấn quá độ, tiếp đó là thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh sự tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khỏe. Sự tổn thương này thậm chí còn vượt quá rất nhiều lần so với việc uống rượu đơn thuần.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất