Học đường

Chàng trai bị trầm cảm vì tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh thạo 2 ngoại ngữ nhưng về Việt Nam vẫn thất nghiệp

Linh Chi
Chia sẻ

Mặc dù có bằng tốt nghiệp tại những trường top nước ngoài, nhiều du học sinh khi về nước vẫn rơi vào tình cảnh thất nghiệp dẫn đến chán nản, thậm chí trầm cảm.

Đi du học là lựa chọn của rất nhiều học sinh bởi cơ hội được đổi đời khi được học tập, sinh sống, làm việc ở một chân trời mới, mang mục đích ở lại định cư hoặc kiếm được công việc phù hợp với mức lương cao khi về nước.

Mặc dù tương lai đầy triển vọng nhưng thực tế lại khiến nhiều người vỡ mộng khi về nước vì phải đối mặt với sự cạnh tranh với những sinh viên trong nước đầy kinh nghiệm, nắm bắt thị trường tốt. Tưởng chừng nắm mọi thứ trong tay: tốt nghiệp từ những trường top ở nước ngoài như Úc, Mỹ, Anh,… có hiểu biết rộng mở, kinh nghiệm sống khi ở nơi đất khách quê người nhưng du học sinh vẫn phải đau đầu trước cảnh thất nghiệp kéo dài, đi xin việc khắp nơi khi về nước nhưng không ai nhận.

Nhiều du học sinh đối mặt với thất nghiệp kéo dài khi về nước

Đó cũng là câu chuyện của một anh chàng du học sinh Việt tại Anh dưới đây:

“Anh trai mình đi du học ở Anh 4 năm (3 năm cử nhân + 1 năm Thạc sĩ) liên quan đến Tài chính kế toán. Anh ấy về nước mùa hè năm ngoái nhưng… tới bây giờ vẫn thất nghiệp.

Anh ấy đã kiếm việc miệt mài, về Việt Nam thậm chí còn đi học thêm tiếng Nhật nhưng vẫn không xin được việc, kể cả thực tập. Cứ được gọi phỏng vấn xong là rớt. Càng ngày thấy ông ấy càng chán nản, thất vọng và gầy đi rất nhiều so với hồi còn ở Anh.

Đỉnh điểm là anh ấy lại vừa chia tay người yêu. Chị người yêu xin được việc ở công ty lớn nên vô cùng bận, cuối tuần thì chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi cùng gia đình, 2 người ngày càng xa nhau và cuối cùng thì chia tay.

Mình thấy anh ấy dạo này bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm, thường nói nhảm, nói một mình. Tuần trước đi phỏng vấn với một công ty, người ta bảo anh ấy còn non kém và hơi hiền. Bị từ chối liên tiếp, anh ấy về nhà lăn đùng ra giường khóc hu hu như đứa con nít. Ba mẹ mình rất lo và buồn vì anh là con trai duy nhất trong nhà.

Mình cũng không hiểu tại sao anh không xin được việc. Anh ấy apply mấy job liên quan tới Tài chính, và còn cả mấy job không liên quan ví dụ như nhân sự nhưng cũng không có kết quả. Người ta nhìn CV thấy đẹp gọi tới phỏng vấn rồi sau đó trượt, cứ vậy lặp lại hoài. Nộp CV đủ các công ty từ lớn, trung bình tới nhỏ vẫn rớt.

Trước đây, anh là người vui vẻ, hài hước và lạc quan, nhưng có lẽ do thất nghiệp quá lâu nên bây giờ bắt đầu trầm cảm…”.

Có bằng thạc sĩ ở Anh, thạo 2 ngoại ngữ nhưng về Việt Nam vẫn thất nghiệp?

Chuyện du học sinh thất nghiệp khi về nước luôn là điều khiến nhiều người đau đầu, bàn tán suốt nhiều năm nay.

Trước thực trạng này, người ta cũng đã phân tích cả những lí do khách quan, chủ quan dẫn đến việc một du học sinh tài giỏi nhưng thất nghiệp khi về nước. Chủ yếu là những nguyên nhân chủ quan khi mang suy nghĩ có bằng cấp cao, kho kiến thức hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn, vậy nên mức lương phải gấp 2, gấp 3 lần so với những nhân viên bình thường.

Nhưng thực tế, những du học sinh dù có điều kiện học tập tốt nhưng so với những sinh viên đã và đang sinh sống trong nước, họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc và nắm chắc tình hình thực tiễn.

Bên cạnh đó, môi trường làm việc ở Việt Nam coi trọng tuổi tác và thâm niên, kinh nghiệm hơn khả năng khiến du học sinh cảm thấy khó có thể hòa nhập.

Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến du học sinh khó khăn trong tìm kiếm việc làm là do không chịu đầu tư học hỏi kỹ năng mềm, nâng cao trình độ bản thân…

Mức thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng với công việc làm trong nước chẳng thể so được với số tiền đã đầu tư cho việc học tập, sinh sống ở nước ngoài trong 4,5 năm trời. Chưa kể, cả tháng lương của công việc trong nước có khi chỉ tương đương với nửa tháng lương đi làm thêm ở nước ngoài khiến nhiều du học sinh dễ rơi vào trạng thái nản, sốc.

Sẵn mang những áp lực thất nghiệp, du học sinh còn đối mặt với nhiều áp lực vô hình khác từ người thân bởi những câu hỏi “lương tháng được bao nhiêu?”, hay sự xấu hổ trước bạn bè khi họ đều có công việc ổn định, thăng tiến từng bậc.

Tưởng chừng du học mở ra lối rẽ tươi sáng hơn, nhưng thực tế phũ phàng mang lại những áp lực, sự xấu hổ đè nặng khi mang “mác” du học sinh mà vẫn thất nghiệp.

Chia sẻ

Bài viết

Linh Chi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất