Bạn sống cùng phòng quái tính là một trong những trải nghiệm "kinh hoàng" nhất thời sinh viên mà ai cũng muốn tránh xa. Nhiều sinh viên còn nói, việc chọn bạn ở chung cũng giống như đánh canh bạc, "hợp mạng, hợp vía" thì yên ả đôi đường, còn lôi thôi nhếch nhác thì chỉ có đường tan tác chia ly.
Đây là kiểu bạn thích biến phòng chung thành phòng riêng để hẹn hò, vô tư ôm ấp “gấu” của mình như chốn “đồng không mông quạnh” và coi đứa ở cùng nhà như hạt bụi. Đây là loại bạn thích được share tiền phòng nhưng lúc nào cũng muốn “tống khứ” con nhà người ta ra khỏi tầm mắt.
Mẫu người điển hình cho kiểu bạn này là bước vào nhà thì quăng vớ, ném cặp, lột áo, cởi phăng cả quần “sịp”… ném lung tung. Ngày qua ngày thói quen “ném thuận tay” đã khiến phòng trọ biến thành một bãi chiến trường.
Quy tắc thứ nhất của loại bạn này là: “Tớ nấu ăn cậu rửa chén”; quy tắc thứ 2: “Tớ rửa chén cậu úp bát”.
Nguyên tắc của mấy bạn này là: “Phòng là chỗ ở chung nên túi, giày, quần áo cũng là đồ công ích. Đã là đồ chung thì có thể xài vô tư không cần phải xin phép.
Đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành chính là “thuật ngữ” miêu tả chính xác kiểu bạn cùng phòng siêu khó đỡ này..
Ngày dọn phòng 8 lần, cơm có thể không ăn nhưng phòng ốc hay thậm chí cái bồn xí nhất định phải sạch chính là phương châm của nhóm này.
Nói xuyên đêm xuyên ngày, đi ngủ thì ngáy đến nỗi trời long đất lở. Có thể nói đây là loại bạn không khi nào ngừng phát ra tiếng động. Ở chung với họ, bạn cần có một màng nghĩ thật dày mới có thể chịu đựng nổi.
Chuyện gì qua bộ não của họ cũng bị tua lệch sóng đến 99,9%. Đây là loại bạn có đầu óc suy nghĩ rất phức tạp vì cứ hễ nghe chuyện gì, chưa rõ đầu cua tai nheo ra sao đã lo xem chuyện này có thể 'buôn bán' ở chỗ nào.
Chong đèn học bài đến sáng, ta không thể hoà nhập, không thể tâm sự, không thể rủ ăn uống hay cùng đi chơi. Lúc nào trong đầu những người này cũng là một bầu trời chữ nghĩa, thở ra văn, hoa ra thơ chính là ví dụ điển hình về nhóm này.
Ai nói gì cũng đúng, nhìn cái gì cũng thấy hay ho thú vị. Đây là loại bạn nhạt như nước ốc, đám đông nào cũng có mặt nhưng thường bị xa lánh. Dù vậy, có vẻ nhóm này rất ít khi nhận ra khuyết điểm to tổ chảng của chính mình.
Cho rằng bài toán "11-4=7" mà con làm là đúng nhưng giáo viên lại chấm sai, bố liền lên lớp để hỏi cô giáo. Tuy nhiên, sau khi nghe lời cô giáo giải thích, bố đã tỏ ra xấu hổ vô cùng.
Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025 yêu cầu các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, điểm chuẩn không thấp hơn điểm chuẩn đợt xét chung của Bộ GD&ĐT công bố.