Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Trang chủ

'Sát thủ' ăn não, ăn máu, ăn gan khiến người ăn rau khiếp sợ

Giáo sư Nguyễn Văn Đề cho biết amip - loại ký sinh trùng tấn công não, hồng cầu và gan - có trong tất cả các loại rau nếu rau đó được tưới bằng phân hoặc nước nhiễm amip.

Kinh hoàng amip ăn não người

Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM từng cấp cứu cho trường hợp bệnh nhân bị amip tấn công vào não.

Bệnh nhân P.V.T., 25 tuổi, ngụ Phú Yên tạm trú tại quận Bình Thạnh, TP HCM tử vong sau một ngày nhập viện do nhiễm phải loại “amip ăn não người” lần đầu tiên xuất hiện ở phía Nam.

Amip ăn não người trở thành “bóng ma” với nhiều người đặc biệt theo Giáo sư Nguyễn Văn Đề - Đại học Y Hà Nội amip ăn não người có rất nhiều vì amip tồn tại ở môi trường nước bẩn, có ở khắp mọi nơi.

Giáo sư Đề cho biết ông gặp rất nhiều bệnh nhân bị amip tấn công trong đó chủ yếu là ở ruột, ở gan và số ít ở mắt, não.

Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào tử vong và amip không phải là bệnh hiếm. Đây là loại ký sinh trùng có khả năng tấn công vào não người và ăn thịt dần các tổ chức tế bào não.

Theo giáo sư Đề, người nhiễm amip Entamoeba histolytica chủ yếu ăn phải bào nang amip từ thức ăn. Amip trong ruột người có thể gồm chu kỳ hoại sinh và chu kỳ gây bệnh.

Theo đó, chu kỳ hoại sinh: Các bào nang bị dịch tiêu hóa làm tan vỏ và 4 nhân tự phân chia cùng với nguyên sinh chất tại thành 8 amip nhỏ thể minuta. Đây là dạng amip nhiễm nhưng chưa gây bệnh này có thể chuyển thành bào nang đào thải ra môi trường qua phân.
 
amip-an-nao

Hình ảnh ký sinh trùng amip Entamoeba histolytica.

Chu kỳ gây bệnh: Trong ruột amip có thể chuyển từ thể minuta thành thể hoạt động ăn hồng cầu thể magna và gây bệnh.

Thể ăn hồng cầu gây bệnh có khả năng gây hoạt tử tạo những ổ áp xe hình cúc áo ở thành đại tràng. Tại đây amip phát triển mạnh và chúng có thể chuyển thành thể minita để đào thải ra ngoài theo phân.Các ổ áp xe bị bội nhiễm và tạo ra các tổn thương, tăng tiết dịch nhày, tăng co bóp, ăn mòn mạch máu và kích thích đám rối thần kinh, kết quả gây hội chứng lỵ với phân nhầu máu mũi và cơn đau thắt ruột.Sau khi điều trị khỏi, các ổ áp xe nhỏ thành sẹo làm biến dạng đại tràng đó là hình ảnh của viêm đại tràng co thắt.Ngoài ra, amip ăn hồng cầu được đào thải theo phân thì có một số dạng này vào máu và di chuyển tới gan gây áp xe gan do amip, có khi lên phổi gây áp xe phổi hiếm hơn amip lên não gây áp xe não do amip.

Tỉnh nào cũng có amip

Giáo sư Đề cho hay theo nghiên cứu của các chuyên gia dịch tễ amip không hiếm ở Việt Nam. Theo số liệu điều tra của trường đại gọc Y Hà Nội tỷ lệ nhiễm amip từ 2 đến 6 %.Theo số liệu thống kê năm 2003 tại 28 tỉnh miền bắc của Bộ Y tế có 1.938 ca bệnh amip trong 22.829 ca bệnh có hội chứng lỵ. Viện Sốt rét ký sinh trùng trung ương là từ 5 đến 10 %. Hầu như ở các tỉnh đặc biệt là vùng nông thôn.

Khi amip vào ruột người gây là bệnh lỵ amip ở ruột gây chảy máu và bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh biếng ăn, mất ngủ dẫn đến giảm sút thể trạng nhanh chóng.

amip-an-nao1

Giáo sư Nguyễn Văn Đề đang giải thích về amip.

Bệnh lỵ amip gây hội chứng lồng ruột hay bán lồng ruột do sẹo các dây chẳng làm co thắt đại tràng. Bệnh lỵ do amip nặng amip sẽ xâm nhập sâu vào thành ruột có thể gây thủng ruột..

Ngoài ra, bệnh amip gan gây viêm gan do amip và áp xe gan rất nguy hiểm. Bệnh amip đôi khi cũng gặp ở phổi, não, cơ, xương gây nên những tác hại nghiêm trọng.

Đối tượng dễ mắc là người lao động nhất là ở vùng nông thôn và có thể lây qua ăn uống như rau ở môi trường bẩn, nước sinh hoạt bẩn.Khi có triệu chứng đau bụng, đau quặn bùng, mót rận phân có máu mũi là nghĩ ngay đến bệnh lỵ do amip. Đau hạ sườn phải, gan to, sốt cao là triệu chứng amip gan…

Khi phát hiện có người bị amip, các bác sĩ sẽ phải quản lý chặt bệnh nhân tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Điều trị có thể bằng nội khoa, nếu amip gan gây áp xe gan sẽ phải mổ dẫn lưu để thoát mủ cho ổ áp xe.

Để phòng amip, bác sĩ Đề cho biết phải ăn chín, uống sôi vì ký sinh trùng amip có trong tất cả các loại rau nếu rau đó được tưới bằng phân hoặc nước nhiễm amip.

Vì thế, các chuyên gia về ký sinh trùng khuyến cáo nấu chín rau ít nhất ở nhiệt độ 70 độ C, không tắm ở ao hồ bẩn, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Quản lý môi trường nước thật tốt.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 15 vẫn là lựa chọn tốt vào năm 2025?