Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Trang chủ

Công nghệ tương tác ảo AR có thể ảnh hưởng đến hành vi của người dùng trong đời thực

Nghiên cứu cho thấy, sự hiện diện của các chi tiết ảo hóa vẫn còn lưu giữ lại sau khi người dùng đã tháo thiết bị mô phỏng tương tác ảo AR.

Công nghệ thực tế ảo tăng cường AR đang ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực và từng bước thay đổi những trải nghiệm thường thức của chúng ta.

Thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality) là cụm từ mô tả trạng thái vật lý thật xung quanh con người, tuy nhiên trong không gian đó đã được chèn thêm các chi tiết ảo hóa nhờ vào smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác.

Công nghệ tương tác ảo AR

Mark Miller đang thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tương tác ảo của Stanford.

Mục đích đầu tiên của công nghệ thực tế ảo tăng cường AR là nhằm tăng trải nghiệm chơi game trên smartphone, nhưng AR hiện có tiềm năng rất to lớn và sẽ là bước nhảy vọt về công nghệ trong tương lai, nơi mà quá trình ảo hóa sẽ hỗ trợ người dùng ở tất cả lĩnh vực từ cuộc sống, sinh hoạt cho đến giáo dục, y tế.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây từ Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn của Stanford (Mỹ) cho thấy, trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) có thể ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của mọi người trong thế giới thực, ngay cả khi họ đã ngưng sử dụng thiết bị mô phỏng AR.

Cụ thể, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này là giáo sư Jeremy Bailenson đã nhờ 218 tình nguyện viên sử dụng kính thực tế ảo tăng cường AR và tiến hành 3 thí nghiệm nhỏ.

Thí nghiệm đầu tiên cho thấy, một tình nguyện viên tên Chris đang ngồi trên một chiếc ghế thật trong phòng (công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực, thay vì tạo ra một không gian ảo hoàn toàn như VR). Những người tham gia khác phải hoàn thành các nhiệm vụ đảo chữ (chữ cái của từ ban đầu được đổi chỗ để tạo ra từ khác có nghĩa. Ví dụ, Funeral = Real fun), trong khi Chris ngồi xem. Thí nghiệm cho thấy, với sự hiện diện của một người thực trong phòng, ở đây là Chris, sự hiện diện của anh ta khiến người chơi gặp khó khăn hơn là khi không có anh ta xuất hiện.

Thí nghiệm thứ hai là thử xem liệu những người tham gia có ngồi vào chiếc ghế mà Chris đã ngồi trước đó hay không. Kết quả cho thấy, mặc dù Chris không còn ngồi ở đó nữa, nhưng không ai trong số những người tham gia (vẫn đeo thiết bị VR) ngồi trên chiếc ghế đó. Tiếp tục có đến 72% người chơi vẫn không ngồi lên chỗ Chris đã ngồi trước đó dù đã gỡ thiết bị đeo ra.

Công nghệ tương tác ảo AR

R hiện có tiềm năng rất to lớn và sẽ là bước nhảy vọt về công nghệ trong tương lai, nơi mà quá trình ảo hóa sẽ hỗ trợ người dùng ở tất cả lĩnh vực từ cuộc sống, sinh hoạt cho đến giáo dục, y tế.

“Sự thật là không một người tham gia nào (đeo thiết bị VR) ngồi vào chỗ của Chris khiến tôi cảm thấy ngạc nhiên”, Bailenson cho biết. “Kết quả thử nghiệm này cho thấy, nội dung AR xuất hiện vào không gian vật lý thật xung quanh, ảnh hưởng đến cách bạn tương tác với nó. Sự hiện diện của các chi tiết ảo hóa vẫn còn lưu giữ lại sau khi người dùng đã tháo thiết bị đeo ra.”

Trong thí nghiệm cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã ghép đôi một người đeo thiết bị AR với một người không đeo thiết bị để cả 2 cùng trò chuyện. Kết quả cho thấy, những người đeo thiết bị cho biết họ cảm thấy ít liên kết hơn với người bạn của mình.

“Chúng tôi đã phát hiện ra rằng, việc sử dụng công nghệ thực tế tăng cường AR có thể thay đổi cách bạn đi, cách bạn quay đầu, cách bạn làm tốt điều gì đó và thay đổi cả cách bạn kết nối với những người xung quanh”, Bailenson cho biết.

Nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Jeremy Bailenson và các sinh viên đã tốt nghiệp tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn của Stanford, Mark Roman Miller, Hanseul Jun và Fernanda Herrera. Nghiên cứu sẽ được công bố trên tờ PLOS ONE trong tuần này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hé lộ điều đặc biệt về không gian hẹn hò của Michael Trương ở Đảo Thiên Đường