Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Tranh cãi chuyện Ths Kinh tế, GĐ doanh nghiệp và phụ nữ Dao hơn 60 tuổi chung nghề xe ôm công nghệ

Ai cũng có thể làm tái xế Uber, Grab với điều kiện đủ sức khỏe, biết sử dụng smartphone và có bằng lái xe, từ Ths thất nghiệp cho đến giám đốc doanh nghiệp gặp khó khăn hay người phụ nữ Dao đã ngoài 60 tuổi... Câu chuyện này đang làm dấy lên làn sóng tranh cãi dữ dội.

Choáng với chuyện GĐ doanh nghiệp, Ths Kinh tế và phụ nữ Dao ngoài 60 tuổi chung nghề chạy xe ôm công nghệ

Năm vừa qua, chuyện 80% cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp chạy xe Uber, Grab đã làm nảy ra cuộc tranh cãi dữ dội. Cụm từ “xe ôm công nghệ” liên tục được nhắc tới với thái độ có khen, có chê. Trong đó không ít ý kiến cho rằng, quá nhiều người trẻ làm nghề này khiến đất nước dần chậm phát triển.

Mới đây, cuộc tranh cãi lại tiếp tục bùng lên khi 1 phóng sự được phát trong chương trình “Tạp chí kinh tế cuối năm 2017” của Đài truyền hình VTV khiến nhiều người phải suy ngẫm. Cụ thể, ống kính của PV đã phơi bày bức tranh muôn hình vạn trạng trong thế giới xe ôm công nghệ. Ở đó tụ họp tất cả mọi lứa tuổi, tầng lớp: từ anh Ths kinh tế thất nghiệp cho đến Giám đốc doanh nghiệp gặp khó khăn hay người phụ nữ Dao đã hơn 60 tuổi… ai cũng có thể làm tái xế Uber, Grab chỉ với điều kiện đủ sức khỏe, biết sử dụng smartphone và có bằng lái xe.

Phóng sự: Ths Kinh tế thất nghiệp, GĐ doanh nghiệp gặp khó khăn và người phụ nữ Dao hơn 60 tuổi chung nghề làm xe ôm công nghệ. Nguồn: VTV.

Đặc biệt, thế giới xe ôm công nghệ cũng không hề bằng phẳng, dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Nó có sự cạnh tranh gay gắt giữa 2 phe - xe ôm truyền thống và công nghệ. Những vụ đánh nhau, cãi lộn, dùng ngôn từ nặng nề để miệt thị lẫn nhau xảy ra thường xuyên.

Câu chuyện những người không biết làm gì để kiếm ra tiền đều tranh thủ tận dụng chiếc smartphone để gia nhập “đoàn quân” xe ôm, dễ dàng kiếm 8-10 triệu đồng/tháng khiến nhiều người suy nghĩ. Nhất là khi số lượng người làm việc cho 2 hãng vận chuyển này đang tăng lên chóng mặt.

Lúc này, câu chuyện mà phóng sự trên đề cập đã làm cư dân mạng nảy ra cuộc tranh cãi nảy lửa. Dân mạng chia làm 2 phe, nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến phản đối.

Chạy Grab hay Uber cũng như xương rồng mọc trên sa mạc và nghề nào lao động chân chính cũng đáng quý như nhau

Xem xong clip của VTV, rất nhiều khán giả cho rằng, chuyện ngày càng có nhiều người thuộc các tầng lớp, độ tuổi gia nhập mạng lưới xe ôm công nghệ là điều hết sức bình thường, không có gì đáng bàn.

Nhiều ý kiến phân tích rằng, trong bối cảnh thị trường lao động khắc nghiệt như sa mạc hiện nay, việc nhiều người thay vì ngồi đợi việc đã chọn cách chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập.

Thay vì phải há miệng chờ việc thì giờ đây có thể kiếm tiền bằng cách chạy Uber, Grab rồi tranh thủ tìm kiếm việc làm phù hợp hơn chẳng phải là đáng mừng hơn sao”, nickname T.P nói.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, không phải ai chạy Grab, Uber cũng đều chỉ có tư duy ngắn hạn bởi không ai biết, trong đầu những cử nhân, Ths thất nghiệp phải làm xe ôm bất đắc dĩ đó đang suy nghĩ, mơ ước điều gì.

Trong khi chạy xe ôm, họ vẫn có thể học, vẫn có thể tích lũy cho mình nhiều kiến thức. Chỉ cần họ không coi đây là nghề nghiệp suốt đời, bỏ phí công sức nhiều năm ăn học là được“, bạn H.T lên tiếng.

Người phụ nữ Dao hơn 60 tuổi làm nghề chạy xe ôm công nghệ cho hãng GrabBike.

Ths thất nghiệp làm đối tác cho Grab.

Ngoài ra, một số dân mạng cũng cho rằng, nghề nào dựa vào sức lao động, kiếm tiền chân chính thì đều đáng quý. Có những người theo học ĐH nhưng sau khi ra trường, không tìm thấy công việc phù hợp thì việc trở thành lái xe ôm hoàn toàn không có gì đáng trách.

Tại sao không nghĩ là có nhiều người thật sự yêu thích và muốn làm đối tác cho Uber, Grab. Mỗi người một việc, có người làm văn phòng nhưng cũng có người thích làm xe ôm thì đã sao, tại sao lại chỉ trích họ”, bạn N.M thắc mắc.

Cử nhân, Ths thất nghiệp thì cũng như người phụ nữ Dao thôi. Tất cả đều không biết làm gì tốt hơn nên mới đi làm xe ôm công nghệ. Đây là chuyện bình thường. Chẳng lẽ đi làm cho Uber, Grab lại không tốt hơn việc ngồi nhà há miệng chờ sung“, một cư dân mạng khác nói.

Bỏ bằng cấp xếp xó tủ, chấp nhận làm lái xe ôm công nghệ là lãng phí nhân lực

Bên cạnh ý kiến bênh vực việc cả nhân, Ths hay thậm chí là GĐ doanh nghiệp làm lái xe cho Uber, Grab, không ít ý kiến lại lên tiếng phản đối. Theo nhiều ý kiến, ở góc độ nghề nghiệp, chạy xe ôm công nghệ là một công việc chính đáng. Tuy nhiên, ở góc độ giáo dục, thạc sĩ làm xe ôm là lãng phí nhân lực.

Nhiều người phản đối lái xe Grab tốt nghiệp ĐH hoặc sau ĐH phải đi đánh nhau, tranh giành miếng cơm manh áo với lái xe ôm truyền thống. Ảnh cắt từ clip.

Ngoài ra, nhiều người cũng chỉ trích những ai chấp nhận vứt bỏ bằng cấp, ước mơ ấp ủ suốt nhiều năm để làm xe ôm công nghệ. Lý do là công việc này không tương xứng với những gì họ đã miệt mài cố gắng. Nhiều gia đình thấy con đỗ ĐH thậm chí đã phải vay nợ ngân hàng, dồn bao công sức trang trải sinh hoạt phí cho con để rồi ngày ra trường, con em họ lại “đâm đầu” vào con đường làm lái xe ôm - một công việc mà lẽ ra không cần vất vả đi học cũng có thể làm được.

Lựa chọn nghề ai cũng có thể làm được mà không cần phải học, một nghề cạnh tranh với những người hoàn cảnh, không có điều kiện, khiếm khuyết… Mọi người cổ súy chứ riêng tôi thấy éo le cho tư duy của bạn ấy, việc làm này chẳng khác nào lấy dao vàng đi bổ củi”, bạn Alanin Tran nói.

Một số ý kiến cho rằng, nhiều người trẻ đã chọn cách kiếm tiền quá dễ. Họ chấp nhận làm công việc không cần bỏ chất xám này thay vì chọn việc chuyên ngành nhưng mức lương thấp dù đó mới thực sự là việc cần đến trí tuệ của người đã tốt nghiệp ĐH hoặc sau ĐH.

“Nghề này quá bấp bênh, không tương xứng với trình độ cử nhân, thạc sĩ. Nếu như những năm tháng sinh viên, họ chủ động, chăm chỉ hơn một chút, ra trường với khối kiến thức thực sự thì chắc chắn có một vị trí tốt ở công việc tương xứng với chất xám”, nickname K.T bày tỏ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vương Phi

Được quan tâm

Tin mới nhất