Nghề darg queen có thể đã trở nên quen thuộc với xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công việc đầy màu sắc nhưng lại vô cùng bí ẩn này.
Vào những năm 1870, các sân khấu nghệ thuật tại nước Anh xuất hiện tình trạng thiếu hụt diễn viên nữ, để giải quyết vấn đề, các diễn viên nam đã phải hóa trang thành nữ để thế vai. Kể từ đó, cụm từ “drag queen” ra đời. Về sau, cụm từ này được sử dụng để chỉ những nghệ sĩ hóa trang thành nữ giới để biểu diễn nghệ thuật, đặc biệt là các nghệ sĩ chuyên hát lip-sync.
Ở Việt Nam, drag queen bắt đầu khá trễ, đến những năm 1990 mới bắt đầu có những nghệ sĩ đầu tiên đi biểu diễn tại một số tụ điểm. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể mở lòng chấp nhận những người bị xem là “nửa nam, nửa nữ”. Với định kiến khắt khe của người Việt, những nghệ sĩ drag queen không ít lần gặp phải sự kỳ thị, dè bỉu từ những người xung quanh. Đa số mọi người không công nhận đây là một nghề, mà chỉ xem như một trò mua vui.
Nhóm phóng viên Saostar đã theo chân một drag queen để thực hiện phóng sự ảnh khắc họa một đêm biểu diễn đồng thời ghi lại những dòng tâm sự chân thành của những nghệ sĩ này.
Bạn Nguyễn Hoàng Sơn Lâm, sinh năm 1992, ở Vũng tàu, hiện sinh sống và làm việc tại TP HCM. Công việc chính của anh là chuyên viên trang điểm. Tuy nhiên đam mê lớn nhất của Lâm là được đứng trên sân khấu, thế nên khi có show biểu diễn anh lại hóa thân thành drag queen để thỏa mãn đam mê nghệ thuật.
Ba mẹ chia tay từ lúc còn bé, Lâm theo mẹ lên TP HCM sinh sống. Đến năm lớp 11 vì kinh tế gia đình khó khăn Lâm được một người bạn giới thiệu đi làm drag queen để kiếm tiền phụ giúp mẹ. Thời gian đầu, anh chỉ được xếp vào hát nhóm, nên số tiền kiếm được cũng không nhiều.
Sau một thời gian nỗ lực thể hiện bản thân, trau dồi kỹ năng hóa trang, Lâm dần dần có chỗ đứng trong nghề làm drag queen. Số tiền kiếm được từ các show diễn cũng khá hơn trước.
Hiện tại ở TP HCM có gần 30 drag queen đang hành nghề, mà các tụ điểm biểu diễn rất ít nên xác suất để được diễn cũng hạn chế hơn. Tuy nhiên, ở môi trường đặc biệt này, mọi người đối xử với nhau rất tốt và hoàn toàn không có hiện tượng tranh giành show. Lâm tâm sự: “Đã là thân phận này với nhau rồi chúng tôi cần gì phải hơn thua nhau nữa, chủ yếu giúp đỡ nhau là nhiều”.
Khi mẹ Lâm biết con trai mình làm nghề này, bà rất buồn, nhưng bà cũng chia sẻ và thấu hiểu với con trai. Ba của Lâm thì khó tính hơn, Lâm lo lắng tâm sự: “Nếu ba biết Lâm làm nghề này chắc ba giết Lâm chết”.
Cũng đôi lúc mệt mỏi muốn bỏ nghề, nhưng không được. Có lần, mặc đồ diễn xong tự nhiên cảm thấy trong người rất mệt, không thở nổi, Lâm nghĩ chắc duyên với nghề đã hết, thế là anh lấy giày, tóc… đem hết cho các đồng nghiệp. Tuy nhiên một thời gian sau, có người kêu đi diễn, thì lại thèm được diễn và lại quay về với ánh đèn sân khấu.
Lâm gọi đây là cái nghiệp và một khi là nghiệp thì không thể giải thích nổi tại sao ta lại yêu và gắn với nó lâu đến vậy.
Mỗi đêm diễn, Lâm bắt đầu trang điểm từ lúc 20h30, trang điểm xong cũng gần 23h. Sau đó chuẩn bị trang phục, tóc đợi đến 24h thì ra biểu diễn.
Lâm cho biết ờ Việt Nam có hai trường phái hóa trang drag queen cơ bản là trường phái theo phong cách Thái Lan và trường phái theo phong cách châu Âu.
Lâm yêu thích trường phái theo phong cách hóa trang ấn tượng của châu Âu.
Một bạn drag queen khác, đồng nghiệp của Lâm hóa trang theo phong cách của Thái Lan.
Sau khi chuẩn bị trang phục tươm tất, đúng 24h show diễn sẽ bắt đầu.
Giây phút hồi hộp trước khi bước lên sân khấu.
Dù đã rất nhiều lần biểu diễn, nhưng Lâm vẫn luôn cảm thấy lo lắng.
Và giây phút tỏa sáng cũng đến.
Được đứng trên sân khấu diễn, đem đến niềm vui cho khán giả là niềm hạnh phúc khó diễn tả được và là điều đã níu chân Lâm ở lại với cái nghề khắc nghiệt này.
Cháy hết mình với bài hát.
Rồi nhanh chóng vào cánh gà thay đổi trang phục cho bài biểu diễn tiếp theo.
Sự đào thải trong nghề cũng rất cao, những drag queen trẻ hơn có nhiều lợi thế về sức trẻ sẽ nhanh chóng thay thế cho những drag queen đã quá tuổi.
Khán giả đôi khi có những hành động khiếm nhã đối với Lâm, nhưng Lâm tâm sự: “Làm nghề này thì phải chịu, khán giả là người bỏ tiền ra xem mình diễn mà!”.
Màn trình diễn nhanh chóng kết thúc và người nghệ sĩ cởi bỏ lớp hóa trang để trở về với cuộc sống hiện tại.
Sau khi ánh đèn sân khấu tắt, Lâm trở về với cuộc sống thường nhật, chăm chỉ với công việc trang điểm để mưu sinh. Anh cũng chính là người make up cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như diễn viên Diệp Lâm Anh, người mẫu Thanh Hoa, ca sĩ Isaac 365 …
Và trở về với cuộc sống bình thường, không có ánh đèn, không có âm nhạc.
Bỏ ra 2 giờ đồng hồ để hóa trang và chỉ tỏa sáng trên sân khấu vài phút, thế nhưng những giây phút ấy là những giây phút tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi drag queen. Đó là lúc họ được sống, được diễn như những nghệ sĩ thật thụ.
Đêm của những nữ hoàng darg queen là như thế!
Nghề drag queen dù bị xã hội gắn mác là nghề mua vui trong quán bar, thế nhưng trong mắt chúng tôi đó thật sự là một nghề chân chính, mang lại nhiều thi vị cho cuộc sống. Mong rằng một ngày không xa, xã hội Việt Nam sẽ cởi mở hơn với những nghệ sĩ drag queen, để có thêm nhiều địa điểm biểu diễn chuyên nghiệp và uy tín cho các họ được sống với niềm đam mê nghệ thuật của mình.
Tại Nhà hát Lớn Hà Nội, show diễn “Bước Chân Di Sản 2” đã chính thức khép lại cùng những khoảnh khắc thời trang đầy cảm xúc trong bộ sưu tập Khúc Giao Mùa của nhà thiết kế Hà Trịnh - thương hiệu HANUO.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc iPhone trong tầm giá khoảng 9 triệu đồng, dưới đây là ba mẫu nổi bật, vừa đảm bảo thiết kế đẹp, vừa mang lại hiệu năng ổn định cho cả công việc lẫn giải trí.
Tại AB InBev, xây dựng chuỗi giá trị linh hoạt và phục hồi. tính bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục đích của công ty và hiện thực hóa tầm nhìn thương mại.