Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Hành trình của người cha 18 năm kiên trì dạy con tập nói

18 năm ròng rã theo con đến lớp học, cùng con nghe giảng, dạy con phát âm từng từ. Câu chuyện cảm động về người cha với nỗi khát khao dạy cho cô con gái bị câm điếc bẩm sinh của mình có thể nói được đã khiến bao người khâm phục về tấm lòng cao cả, sự quyết tâm của những người làm cha, làm mẹ.

Anh Trần Khương (sống tại quận quận 12, Tp.HCM) không sao quên được cảm giác hạnh phúc khi biết được vợ mình mang thai đứa con đầu lòng. Đón chờ cô con gái đầu lòng trào đời. Anh bâng khuâng khi nghĩ đến một ngày nào đó, con gái của anh được đứng trên sấn khấu và múa những điệu ballet uyển chuyển. Đó cũng chính là lý do vì sao, vợ chồng anh quyết định đặt tên cho cô con gái của mình là Khả Ái - một cái tên vô cùng dễ thương.

Niềm vui ngắn chẳng tày gang, Khả Ái lên 2 tuổi, vợ chồng anh Khương phát hiện cô bé không có khả năng nghe. Sự khẳng định của bác sĩ như từng vết dao cứa vào trái tim của vợ chồng anh. Mỗi vòng đạp xe từ bệnh viện về nhà như nặng dần theo đôi chân. Anh đã quá thất vọng khi mọi ước mơ của con mình sau này đã bị tan vỡ.

Không thể chấp nhận được sự thật này, vợ chồng anh Khương cố gắng chạy vạy khắp nơi để có thể chữa bệnh cho con. May mắn thay, anh tìm được thông tin về bệnh của con mình ở một trung tâm hỗ trợ phát triển cho người khuyết tật. Để Khả Ái có thể nghe và cảm nhận được những âm thanh đầu tiên của cuộc sống, anh đã đi vay tiền khắp nơi để mua cho con chiếc máy trợ thính. 

Anh Khương và cô con gái bé bỏng của mình - Khả Ái.

Anh Khương và cô con gái bé bỏng của mình - Khả Ái.

Chiếc máy trợ thính đã khởi đầu cho một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy gian nan suốt 18 năm dòng. Đeo máy trợ thính, Khả Ái chỉ có thể nghe được 30% âm thanh. Vợ chồng anh cố gắng dạy con phát âm từng từ, từng chữ, chủ yếu là dạy đoán chữ qua khẩu hình miệng. Mỗi một từ, anh Khương phải dạy hàng chục lần cô bé mới có thể nói được. Khó khăn là thế nhưng vì con, vợ chồng anh kiên trì nhiều năm, nếu không, Khả Ái sẽ vĩnh viễn không thể nói được.

Những này đầu đi học lớp mầm non của Khả Ái gặp rất nhiều khó khăn.

Những này đầu đi học lớp mầm non của Khả Ái gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày Khả Ái học lớp mầm non, anh Khương không gửi con mình vào những trường dành cho trẻ em khiếm thính mà cho con đến học với các bạn bình thường. Ngày nào anh cũng ra trường gặp cô giáo để trao đổi về vấn đề của con mình. Khi về nhà, vợ chồng anh thay nhau dạy con tập nói. “Để con có thể nói được rõ ràng sau này, đối với vợ chồng tôi, hàng tiếng ngồi nói chuyện cùng con chẳng hề gì.”. 

Khi Khả Ái đi học tiểu học, đó thực sự là một bước ngoặt lớn đối với cô bé và với vợ chồng anh Khương.Có rất nhiều môn học cô bé cần tiếp thu, với một đứa trẻ bình thường đã không dễ dàng, với Khả Ái, điều này còn khó hơn gấp trăm lần. Để có thể hỗ trợ tốt nhất cho con, anh Khương mỗi ngày cùng con đến trường, xin đứng ngoài cửa sổ để nghe giảng, sau đó về nhà giảng lại cho Khả Ái. 

Khó khăn chồng chất khó khăn, năm Khả Ái lên lớp 6. Có tới 13 giáo viên với 13 giọng nói khác nhau mà cô bé phải làm quen. Anh Khương phải ở nhà vừa làm vừa cùng con học bài. Đã có lần, em bị cô giáo than phiền về việc cô bé không học được môn âm nhạc. Lo sợ và xấu hổ, em không muốn đi học tiếp. Anh Khương đã phải đến trường gặp các thầy cô và trao đổi về trường hợp của con mình, mong nhận được sự giúp đỡ. 

Tuy mang trong mình nhiều thiệt thòi, nhưng không vì thế, Khả Ái chùn bước. Cùng với sự động viên, cố gắng không ngừng của cha mẹ. Cô bé cũng luôn tự ý thức rằng bản thân phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Mỗi kỳ thi, em đều chăm chỉ dậy sớm học bài. Do không thể nghe thấy tiếng chuông báo thức, em đã nắm chặt điện thoại trong tay, khi điện thoại rung em sẽ tỉnh dậy học bài.

Mọi sự cố gắng, nỗ lực đều sẽ được đền đáp.

Mọi sự cố gắng, nỗ lực đều sẽ được đền đáp.

Thi vào lớp 10, kết quả thi của Khả Ái bị thiếu mất 1 điểm để vào trường công lập. Anh Khương cho em vào học trường tư thục - THPT Lý Thái Tổ (Quận Gò Vấp, TP.HCM). Học tập tại trường, Khả Ái may mắn nhận được sự hỗ trợ của nhà trường từ học phí đến việc giảng dạy của các thầy cô. Học lực của Khả Ái tiến bộ hơn mỗi ngày. 

"Quan trong nhất là cha mẹ phải luôn sát cánh cùng con."

“Quan trong nhất là cha mẹ phải luôn sát cánh cùng con.”

Sự cố gắng bền bỉ của vợ chồng anh Khương và bé Khả Ái đã mang lại những kết quả ngoài mong đợi. Cô bé là một trong số rất rất ít những đứa trẻ khiếm thính nhưng lại học tập được trong môi trường của những người bạn phát triển bình thường. Để có thể truyền cảm hứng và sự quyết tâm cho những bậc cha mẹ có con bị khiếm thính bẩm sinh, anh Khương đã viết những dòng chia sẻ rất dài trên mạng xã hội.

“Nếu trước kia tôi ngừng hi vọng và buông xuôi như bao gia đình khác thì con tôi sẽ câm điếc và không có ngày hôm nay, có chăng chỉ được học trường chuyên biệt với ngôn ngữ ký hiệu mà thôi.”. “Mỗi đứa trẻ được hạ sinh trên thế gian đều là một thiên thần, có khiếm khuyết hay chăng là do sơ suất nhỏ nhặt của ông Trời mà thôi. Quan trọng nhất là cha mẹ phải luôn sát cánh cùng con. Tạo điều kiện cho con giao tiếp và hòa nhập với thế giới xung quanh. Đừng vì những lời dèm pha mà đánh mất tương lai của con mình.”

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc