Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Trọng tài sai bị treo còi, đội bóng coi thường khán giả xử thế nào?

Có một điều bất cập ở bóng đá Việt Nam là trọng tài chỉ cần mắc sai lầm thì lập tức bị các đội bóng đề nghị treo còi vĩnh viễn.

Trọng tài Ngô Duy Lân không sai

Các trọng tài Việt Nam đều cùng có một nhận định là những tình huống quan trọng ở trận HAGL và CLB Hà Nội như bàn thắng, phạt đền… đều được trọng tài Ngô Duy Lân xử lý chính xác. Chỉ có 1 vài tình huống chưa được chuẩn nhưng không ảnh hưởng đến trận đấu. Điều ấy cũng đồng nghĩa ông Ngô Duy Lân không sai trong hầu hết các quyết định ở sân Pleiku.

Thật sự, không dễ để một trọng tài trẻ như ông Ngô Duy Lân có thể cầm cân nẩy mực vẹn toàn ở trận đấu giữa HAGL và CLB Hà Nội. Trọng tài Lân chỉ cần mắc sai sót khiến đội bóng nào bị thiệt thì nỗi lo bị treo còi là rất lớn.

Trọng tài Ngô Duy Lân đã làm việc đầy vất vả. Ảnh: Đình Viên

Đó là điều không cần bàn cãi khi một bên là đội bóng của bầu Đức, còn một bên là đội bóng của bầu Hiển. Sức ảnh hưởng của hai ông bầu này có thể khiến cho bất kỳ trọng tài nào cũng phải đối diện nguy cơ mất việc nếu sai sót.

Vậy nên, trong bối cảnh trọng tài đang bị soi rất nhiều và nóng vì những án “tử” của VPF, trọng tài Ngô Duy Lân xứng đáng được ngợi khen vì không mắc những sai lầm đáng tiếc như đồng nghiệp Nguyễn Văn Kiên.

Đến chuyện ai bảo vệ Vua?

Trọng tài Ngô Duy Lân không sai, tức sự phản ứng của CLB Hà Nội là thái quá, không đúng. Câu hỏi đặt ra: Ai bảo vệ những trọng tài bắt đúng, bắt tốt trước sự công kích của các đội bóng?

Vấn nạn trọng tài gây nên sự xấu xí lớn cho bóng đá Việt Nam nhưng rõ ràng không phải ai cũng bắt bậy, cũng ngang nhiên điều khiển trận đấu bằng những tiếng còi méo. Sân chơi V.League cũng đang có những trọng tài bắt tốt, cố gắng làm hết mình theo từng trận đấu.

Ví dụ trọng tài Ngô Duy Lân bị chính Chủ tịch, HLV CLB Hà Nội “công kích” sau trận đấu với HAGL. Họ cùng quan điểm là trọng tài Lân o ép Hà Nội, phá nát trận đấu. Trong khi đó, tiền vệ Thành Lương chỉ mặt, chửi trọng tài Lân ở sân Pleiku.

Thành Lương chỉ mặt trọng tài Lân. Ảnh: Đình Viên

Rõ ràng, chính các đội bóng là một phần nguyên nhân quan trọng tác động đến trọng tài. Bởi cách hành xử thiếu chuyên nghiệp của các ông chủ, cầu thủ, HLV chẳng khác nào khiến cho mỗi trận đấu trở thành “củi tươi đốt dưới lò”, tức nguy cơ trận đấu “loạn” luôn đặt trong tình trạng báo động.

Hãy nhìn lại cách HLV Chu Đình Nghiêm phản ứng trọng tài Lân. Chuyện ông Nghiêm nhảy vào sân là điều không hề bất ngờ khi từ hiệp 1 đến phần lớn hiệp 2 thì khán giả cả nước đều dễ dàng nhận thấy vị HLV này liên tục phản ứng dữ dội, gần như chỉ cần một tình huống tranh cãi lớn là lao vào sân để “gí Vua”.

Vậy ở sân chơi chuyện nghiệp Việt Nam, ai là người bảo vệ Vua? Đây cũng là nỗi lòng của những trọng tài chân chính, hành nghề có tâm.

Cần một bản án hợp lý

Trọng tài sai phạm bị treo còi, còn cầu thủ, HLV, Chủ tịch CLB không đúng, giám đốc điều hành coi thường khán giả cần xử lý như thế nào? Điều này cần được Ban kỷ luật VFF cần nhắc kỹ lưỡng để ra một án phạt hợp lý cho CLB Hà Nội, nhằm làm gương cho các đội bóng khác ở V.League 2018.

Đây là thời điểm mà các trận đấu đều bắt đầu nóng lên và trọng tài trở thành tâm điểm để phản ứng. Nỗi lo là các đội bóng sẽ chơi theo kiểu “cờ bí, gí Vua”, nghiêm trọng hơn là có những phản ứng thái quá với trọng tài ngay trên sân làm xấu hình ảnh giải đấu.

Năm ngoái, CLB Long An từng để xảy ra câu chuyện đáng tiếc trên sân Thống Nhất khi phản ứng trọng tài. Đó là một quá trình dài từ chuyện họ bị o ép và phản ứng ở những trận đấu trước, sau cùng là “phát nổ” như sự căm phẫn nhưng cách hành xử có thể nói “xấu mặt” bóng đá Việt Nam, coi thường khán giả.

Trọng tài Lân bị phản ứng dữ dội từ phía Ban huấn luyện CLB Hà Nội. Ảnh: Đình Viên

Lúc này, Ban kỷ luật VFF không có một án phạt hợp lý cho CLB Hà Nội để răn đe phần còn lại thì thật sự giải đấu phải sống trong nỗi lo lớn. Vì tạo ra một tiền lệ cho mùa bóng 2018 và các đội bóng khác có thể vin vào đó mà tiếp tục làm khó trọng tài. Hệ lụy lớn là công tác trọng tài đã báo động, càng thêm báo động.

Hơn hết, những cái sai của đội bóng Thủ đô được phơi bày rất rõ trên truyền hình nên người hâm mộ cả nước đều được chứng kiến. Nếu Ban kỷ luật VFF bao che như từng cho Hoàng Vũ Samson “trắng án” và dư luận chỉ trích mới cấm 2 trận thì rất khó thuyết phục khán giả, khiến họ mất niềm tin vào bóng đá Việt Nam.

Coi thường khán giả

Đó là những hành vi của ông Nguyễn Quốc Tuấn (giám đốc điều hành - con ruột của ông Nguyễn Quốc Hội- chủ tịch CLB Hà Nội). Ông Tuấn ném chai nước lên khán đài A, khiêu khích CĐV Gia Lai.

Trưởng ban tổ chức trận đấu sân Pleiku - ông Huỳnh Mau nhận lỗi về công tác bảo vệ trận đấu vì khán giả ném đồ xuống khu vực kỹ thuật đội Hà Nội. Tuy nhiên, ông Mau thất vọng trước hành vi ném chai nước của ông Tuấn.

Theo ông Mau, đó là hành vi thiếu văn hóa, coi thường khán giả, góp phần tạo nên sự cao trào về phản ứng ở sân Pleiku.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Điểm cộng cho Phương Oanh