Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Thể thao Việt Nam học được gì khi nhìn sang Thái Lan, Philippines?

Chuyện trắng tay ở Olympic 2024 là không có gì phải bất ngờ với những ai theo dõi thể thao Việt Nam trong nhiều năm qua.

Lãnh đạo ngành thể thao càng phải hiểu rõ hơn về trình độ của các VĐV Việt Nam tại Olympic 2024. Hai suất đặc cách chỉ có thể cọ xát để tiến bộ. 14 VĐV còn lại thì mọi hy vọng dồn vào xạ thủ Trịnh Thu Vinh dù lần đầu dự Olympic. VĐV Trịnh Văn Vinh được dự đoán có cơ hội tranh chấp huy chương.

Điểm chung về hai niềm hy vọng của thể thao Việt Nam như Saostar từng phân tích, đó là chờ đợi phép màu xảy ra. Bởi xạ thủ Trịnh Thu Vinh và VĐV Trịnh Văn Vinh không phải nhà vô địch Asiad. Không có VĐV đẳng cấp trong top dự kiến giành huy chương và thiếu sự đầu tư trung vào môn thể thao thế mạnh, thể thao Việt Nam chỉ có thể đặt mục tiêu có huy chương ở Olympic 2024. Tức chỉ chờ vận may chứ không phải nắm chắc sẽ có thành tích.

Thành tích của xạ thủ Trịnh Thu Vinh là minh chứng. Thu Vinh tiến gần đến mục tiêu có huy chương ở nội dung 10 m súng ngắn hơi với hạng tư. Nhưng điểm số của Thu Vinh thua xa người giành HCĐ (198.6 điểm và 221.7 điểm). Trịnh Văn Vinh đăng ký mức tạ không nằm trong top có huy chương nhưng anh nhanh chóng thất bại ở phần thi cử giật.

Nhìn sang Thái Lan, tấm HCV của Panipak không phải bất ngờ mà nằm trong dự đoán ban đầu. Panipak đã lần thứ hai liên tiếp giành HCV Olympic ở hạng dưới 49 kg nữ của môn taekwondo. Người Thái luôn có huy chương taekwondo kể tử Olympic 2024, dù Việt Nam mở hàng đầu tiên cho thể thao Đông Nam Á với HCB của Trần Hiếu Ngân ở Olympic 2000. Thái Lan còn mạnh ở cử tạ và boxing để thường xuyên giành huy chương ở Olympic. Silachai và Wichuma đã có HCB Olympic 2024 ở môn cử tạ.

Philippines không phải đối thủ của Việt Nam ở SEA Games nhưng khác biệt hoàn toàn tại Olympic. Số lượng huy chương trong các kỳ Olympic của Philippines chỉ thua Thái Lan và Indonesia. Ngoài hai tấm HCV của Carlos Yulo ở thể dục dụng cụ, Philippines rất mạnh ở môn boxing. Điển hình Villegas và Petecio đã có 2 HCĐ ở Olympic 2024.

Thể thao Việt Nam học được gì khi nhìn sang Thái Lan, Philippines? Ảnh 1
Chuyện trắng tay ở Olympic 2024 là không có gì phải bất ngờ với những ai theo dõi thể thao Việt Nam trong nhiều năm qua. Ảnh: Reuters

Điều đáng buồn khác của thể thao Việt Nam là số lượng VĐV dự Olympic 2024 cũng kém nhiều nước Đông Nam Á. Thái Lan có 51 VĐV, Indonesia có 29 VĐV, Malaysia có 26 VĐV, Philippines có 22 VĐV. Việt Nam có 16 VĐV, nhiều hơn Timor Leste, Lào cùng có 4 VĐV, Brueni và Campuchia có 3 VĐV, Myanmar có 2 VĐV. Số lượng VĐV của Việt Nam còn giảm dần trong hai kỳ Olympic gần nhất. Tại Olympic 2016, Việt Nam có 23 VĐV, hai kỳ tiếp theo lần lượt là 18 và 16.

Có thể thấy thể thao Việt Nam không chỉ sa sút về cả chất lượng và số lượng so với các nước Đông Nam Á. Sự khác biệt lớn là nhiều nước Đông Nam Á đầu tư trọng điểm, không dàn trải nhiều môn mà tập trung vào thế mạnh để hướng ra Olympic. Nhờ đó, các nền thể thao mạnh của khu vực đã cho thấy sự tiến bộ về thành tích so với Olympic 2020, còn chúng ta đi lùi một cách toàn diện. Đây là một nghịch lý lớn khi hai kỳ SEA Games gần nhất đứng nhất nhưng ra Olympic thì kém xa Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia.

Hơn hết, thể thao Việt Nam thất bại 2 kỳ Olympic liên tiếp nhưng chưa thấy được điểm sáng cho 4 năm tới. Trịnh Thu Vinh được đánh giá tốt nhưng không có nghĩa sẽ có huy chương ở Olympic 2028. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành 1 HCV, 1 HCB ở Olympic 2016 nhưng trắng tay tại Olympic 2020, đó là minh chứng.

Tình cảnh kể trên là bài toán thách thức lớn cho thể thao Việt Nam sau Olympic 2024. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hoài Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất