Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Xem kỳ thi đại học tại Hàn Quốc và Trung Quốc mới thấy sĩ tử nước ta sướng biết bao

Tỉ lệ chọi các trường top đầu khi thi đại học tại Trung Quốc rơi vào khoảng 1/50.000

Một mùa tuyển sinh lại sắp đến, các bạn cuối cấp đang phải chạy nước rút, cố gắng hết sức cho kỳ thi quyết định đời mình. Khó khăn, áp lực khiến các bạn thí sinh đôi khi muốn chùn bước. Nhưng các bạn ơi, đừng than nữa, tuyển sinh tại nước mình đã dễ dàng hơn rất nhiều so với các nước láng giềng rồi.

Không tin thì hãy xem “đấu trường sinh tử” mang tên đường vào đại học tại xứ sở Kim Chi và nước láng giềng Trung Quốc thì biết.

Gaokao - con đường thành công nhỏ hẹp không dành cho tất cả học sinh Trung Quốc

Tại Trung Quốc, kỳ thi đại học được gọi là Gaokao, diễn ra vào đầu tháng 6 hàng năm. Đây được xem là kỳ thi lớn nhất của quốc gia đông dân này. Đậu đại học với điểm số cao quyết định cơ hội sống còn về việc làm của thế hệ trẻ. Chính vì vậy, vào ngày diễn ra kỳ thi, mọi hoạt động gây ra tiếng ồn như các công trình xây dựng cũng được tạm gác lại. Xe cứu thương luôn túc trực bên ngoài phòng trường hợp thí sinh suy sụp do căng thẳng thần kinh, cảnh sát đi tuần tra để giữ cho đường phố yên tĩnh, đủ để thấy sự kiện này quan trọng thế nào đối với đất nước đông dân nhất nhì thế giới.

Thi tuyển vào đại học ở nước nào cũng khốc liệt, nhưng tại đất nước có dân số khủng như Trung Quốc thì kỳ thi này còn gây ám ảnh hơn bội phần. Tỷ lệ chọi của các trường đại học hàng đầu là 1/50.000, một con số quá khủng. Đậu vào đại học chính là chiếc vé vàng đảm bảo thành công về việc làm, hôn nhân hay chính quãng đời còn lại sau này của một người.

Học sinh tại Trung Quốc đã được giáo viên và bố mẹ nhắc đến Gaokao từ lúc chập chững bước vào tiểu học. Và kỳ thi này cũng bị chỉ trích vì gây áp lực lớn lên trẻ em. Trung Quốc có quá nhiều người nhưng tài nguyên giáo dục lại hữu hạn, thế nên, muốn đậu đại học thì chẳng còn cách nào ngoài việc phấn đấu 12 năm cho 1 cuộc chiến.

Khác với Việt Nam, mỗi ngành sẽ xét điểm theo tổ hợp môn khác nhau. Kỳ thi Gaokao ở Trung Quốc chỉ bao gồm 4 môn thi, mỗi môn 3 tiếng: Tiếng Trung, tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự chọn (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc một môn xã hội tự chọn (Địa Lý, Lịch sử, Chính trị). Đề chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống, nổi tiếng là rất khó. Đề Toán được so sánh với chương trình cấp đại học ở Anh.

Chính vì sự khắc nghiệt của cuộc thi này, mà Gaokao không thiếu những trường hợp gian lận tinh vi do thí sinh nghĩ ra. Để bảo đảm sự minh bạch, mỗi kỳ thi Gaokao đều được bố trí lắp đặt camera và máy dò kim loại tại phòng thi để theo dõi thí sinh.

Năm 2015, cảnh sát đã phá một tổ chức gian lận thi cử ở tỉnh Giang Tây, cung cấp dịch vụ thuê người thi chuyên nghiệp giả dạng thí sinh với mức giá lên đến một triệu nhân dân tệ. Ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, hội đồng thi sử dụng máy bay không người lái để quét tín hiệu vô tuyến được gửi từ trong ra ngoài. Vân tay và mống mắt được sử dụng để xác minh danh tính thí sinh. Đề thi được bảo vệ hộ tống đưa đến trường và giám sát bằng hệ thống GPS, trong khi những giám khảo ra đề được giữ lại, kiểm soát chặt chẽ để tránh lộ đề. Năm nay, theo các quy định mới, gian lận thi cử có thể bị kết án lên đến 7 năm tù.

Đấu trường sinh tử tại Hàn Quốc

Không đẹp long lanh như những thước phim học đường ăn khách của Hàn Quốc, học sinh tại đất nước này luôn nằm trong top thanh thiếu niên kém hạnh phúc nhất trên thế giới, bởi áp lực của học hành và thi cử mang lại.

Cũng tương tự Trung Quốc, kỳ thi đại học ở Hàn Quốc là cuộc chiến chung của phụ huynh và học sinh. Đậu đại học chẳng khác nào tấm vé thông hành, giúp cuộc đời sau này của các em sáng lạn và dễ dàng hơn. Việc nhìn thấy rất nhiều học sinh trên những chuyến tàu điện ngầm lúc 11h tại Hàn Quốc không hề xa lạ, bởi lẽ, lúc ấy các em mới kết thúc giờ học phụ đạo tại các trung tâm.

Hình ảnh luyện thi của các học sinh cuối cấp tại một trung tâm.

Người Hàn Quốc quan niệm “Tứ đang ngũ lạc”, có nghĩa là nếu ai chỉ ngủ 4 tiếng/ngày thì sẽ đỗ đạt và ghi tên bảng vàng, còn nếu như ngủ tới 5 tiếng/ngày thì sẽ chẳng mang lại kết quả gì hết. Chính vì vậy, học sinh Hàn Quốc luôn cố gắng học ngày đêm để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời mình.

Mẹ một thí sinh tiễn con vào phòng thi.

Vào ngày kỳ thi đại học diễn ra, các công ty sẽ cho nhân viên nghỉ việc hoặc đi làm muộn và về sớm hơn để tránh tình trạng tắc đường gây ảnh hưởng tới thí sinh; các loại xe bị cấm đi lại trong khu vực cách địa điểm thi 200m nhằm giảm tiếng ồn trong khi các thí sinh làm bài; hàng trăm mô-tô cảnh sát được huy động để đưa giúp thí sinh bị muộn đến phòng thi; trong phần thi nghe tiếng Anh buổi sáng và một phần thi vào buổi chiều, máy bay sẽ tạm dừng hoạt động hoặc cất hạ cánh trong yên lặng; các chương trình truyền hình đưa tin xoay quanh vấn đề thi cử như cách nấu bữa ăn dinh dưỡng cho thí sinh, lời chúc thi tốt từ quan chức cũng như các nhân vật nổi tiếng trong xã hội… đủ để thấy kỳ thi này quan trọng đến thế nào.

Đền chùa trước mùa thi luôn tấp nập phụ huynh đến khấn vái

Không những vậy, tại các ngôi chùa và nhà thờ còn tổ chức nhiều buổi lễ cầu nguyện cho thí sinh từ trước hôm thi 100 ngày. Rất nhiều bà mẹ đã không quản ngại xa, ngại khổ quỳ lạy từ 1000 đến 3000 lần để cầu may cho con.

Chính vì những kỳ vọng quá lớn của gia đình và toàn xã hội, nên kỳ thi Đại học Hàn Quốc cực kỳ được coi trọng và vô hình chung đã đặt lên vai các em học sinh những áp lực hết sức nặng nề.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trân Trân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc