Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt 1 lên tiếng về phản ánh 'không dạy chữ P'

Việc một hiệu trưởng phản ánh tới Bộ GD&ĐT chỉ ra rằng sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục Việt Nam) không dạy đọc chữ P với âm "pờ" độc lập nhận được sự quan tâm của nhiều giáo viên và phụ huynh.

Nhà giáo phản ánh âm "P" không được giảng dạy 

Vụ việc nhà giáo Đào Quốc Vịnh, hiệu trưởng Trường tiểu học Tô Hiến Thành viết thư cho bộ trưởng Bộ GD&ĐT phản ánh sách Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập đang thu hút sự chú ý của nhiều người. 

Theo ông, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là ở cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam chứ không phải chỉ dạy cho học sinh người Kinh. Ông cũng cho rằng rất nhiều từ chỉ địa danh, tên người của đồng bào dân tộc thiểu số có chữ P đứng trước nguyên âm, và trong đời sống vẫn có những từ có âm "P" được sử dụng trong giao tiếp.

Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt 1 lên tiếng về phản ánh 'không dạy chữ P' Ảnh 1
Sách Tiếng Việt 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” do NXB GDVN biên soạn

Một giáo viên tiểu học tại Hà Nội cho rằng, âm P thường là dạy học sinh đọc những chữ cái phiên âm, ví dụ như Pi-a-nô, hoặc pa-nô. Dù sử dụng khá ít, tuy nhiên, đây vẫn là một âm quan trọng và cần đưa vào chương trình giảng dạy ngang bằng như các chữ cái khác.

Vậy học sinh có được học chữ "P" hay không?

Trước những phản ánh, trao đổi với trang Zing chiều 24/2, PGS TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, cho rằng cần phân biệt chữ cái P và âm P trong cách dạy tiếng Việt. 

Ông khẳng định sách có dạy đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là quy định "cứng", không bộ sách giáo khoa nào có thể thay đổi vì bất cứ lý do gì. Theo ông, vấn đề là ở cách dạy chữ P như một phụ âm như thế nào. 

"Cách thứ nhất là dạy âm P trong bài về âm Ph. Trước khi học Ph, các em được luyện P, chứ không học riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm này. Cách thứ hai là dạy P riêng và dùng những từ như "pi-a-no" (piano), "pa-nô" (pano) để học sinh đọc và phát triển vốn từ", ông Hùng nói.

Theo ông, sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo chương trình năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất và trở nên quen thuộc với nhiều giáo viên. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống kế thừa cách dạy này.

Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt 1 lên tiếng về phản ánh 'không dạy chữ P' Ảnh 2
Chữ "p" và âm "pờ" không được dạy trong bài riêng, tuy nhiên sẽ được dạy trong bài học âm "ph". Ảnh: Tiếng Việt 1

Ở sách mới, chữ "p", âm "pờ" không tách ra dạy riêng mà nằm trong bài học chữ "ph", âm "phờ". Dạy đến bài này, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh chữ "ph" gồm chữ "p" và chữ "h" ghép lại với nhau. Bài học cũng tách riêng chữ "p", cho học sinh ghép với các nguyên âm để tạo thành tiếng.

Khi làm quen bảng chữ cái ở bậc mẫu giáo, trẻ đã biết chữ "p". Thêm vào đó, phần đầu của sách "Kết nối tri thức với cuộc sống", cũng có trang làm quen với các nét viết cơ bản, các chữ số và dấu thanh, trong đó có chữ P. Học sinh sẽ được học phần này trong 2 tuần đầu.  

Thực tế trong quá trình học, khi đọc đến đoạn văn ở trang 105, học sinh vẫn đọc được từ "Sa Pa" dù không được học bài riêng cho chữ "p" và âm "pờ".

Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt 1 lên tiếng về phản ánh 'không dạy chữ P' Ảnh 3
Chữ "p" vẫn được giới thiệu trong sách. Ảnh: Tiếng Việt 1

Vì vậy, học sinh vẫn được học chữ "P" bình thường chứ không phải là loại bỏ hoàn toàn chữ này như một số ý kiến đưa ra. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Ngọc Dương

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV