Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Thiếu niên 17 tuổi ăn cắp hơn 3,6 tỉ đồng của bố để tặng cho bạn gái lớn hơn 10 tuổi

Phương Linh (Tổng Hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Trong suốt hơn 1 năm yêu nhau, thiếu niên đến từ Giang Tô (Trung Quốc) có tên Tiểu Chu đã chuyển hơn 1,01 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 3,6 tỉ đồng) cho người bạn gái lớn hơn 10 tuổi.

Tờ Dân Việt trích theo tờ CNT, ít ngày trước, Tòa án thành phố Khải Đông, thị Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã xét xử vụ việc hy hữu, gây xôn xao dư luận. 

Theo đó, một nam thiếu niên có tên Tiểu Chu (17 tuổi) đã làm quen và nảy sinh tình cảm với cô gái Tiểu Dư (27 tuổi).

Để thể tình yêu của mình, Tiểu Chu nhiều lần dùng tài khoản ngân hàng điện tử bố để chuyển tiền cho bạn gái hơn mình 10 tuổi. Trong suốt hơn 1 năm yêu nhau, Tiểu Chu đã chuyển hơn 1,01 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 3,6 tỉ đồng) cho bạn gái.

Thiếu niên 17 tuổi ăn cắp hơn 3,6 tỉ đồng của bố để tặng cho bạn gái lớn hơn 10 tuổi Ảnh 1
Cô bạn gái của Tiểu Chu buộc phải trả lại tiền tỷ mà bạn trai 17 tuổi đã tặng cô, vì đó là khoản tiền ăn trộm 

 Khi phát hiện vụ việc, bố Tiểu Chu không khỏi choáng váng, vội vã đâm đơn kiện ra tòa và yêu cầu Tiểu Dư trả lại số tiền trên với tư cách là người giám hộ của Tiểu Chu.

Tòa án Khải Đông cho rằng việc chuyển tiền của Tiểu Chu là không hợp lệ, không có sự đồng ý và phê chuẩn của người đại diện hợp pháp. Cụ thể, Tiểu Chu là vị thành niên, hành động tặng một số tiền lớn cho bạn gái Tiểu mà không được sự chấp thuận của người giám hộ - người đại diện hợp pháp là hành vi vi phạm pháp luật. 

Tuy nhiên, Tiểu Chu và Tiểu Dư thực sự có mối quan hệ yêu đương qua mạng nên có một số chi phí tặng quà là hợp lý trong thời gian này. Sau đó, tòa án đã phán quyết Tiểu Dư phải trả lại 950.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 3,4 tỉ đồng) cho bố của Tiểu Chu. 

Nhận được phán quyết, Tiểu Dư không chấp thuận trả lại số tiền mà bạn trai kém 10 tuổi đem tặng. Cô nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân Trung cấp Nam Thông. 

Sau khi xem xét lại toàn bộ vụ việc. Tòa án Nhân dân Trung cấp Nam Thông đã giúp hai bên đạt hiệp nghị hòa giải. Trong đó, Tiểu Dư tự nguyện trả lại 800.000 nhân dân tệ (khoảng 2,8 tỉ đồng). Nếu trong 1 tháng không thể trả đủ, Tiểu Dư có nghĩa vụ phải trả 950.000 nhân dân tệ như phán quyết ban đầu của Tòa án Khải Đông tuyên bố. 

Trước đó, vào năm 2016, vụ việc cậu bé 13 tuổi ở Trùng Khánh, Trung Quốc lấy trộm 700 triệu đồng tiền dưỡng lão của bố mẹ để... đi khao bạn bè cũng từng khiến dư luận nước này không khỏi xôn xao.

Theo tờ Trí Thức Trẻ, khoảng 5h chiều ngày 27/3, ông bố Lão Ngô (63 tuổi) đã đưa con trai mình là Ngô Địch (13 tuổi) đến đồn cảnh sát phía Bắc thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc báo án. Qua tìm hiểu, được biết cậu con trai đã lấy trộm 210 nghìn tệ (tương đương 719 triệu đồng) tiền dưỡng lão của bố mẹ đi khao các bạn.

Trước đó, năm 2008, mảnh đất canh tác của gia đình Lão Ngô bị chính quyền giải tỏa và họ nhận được 210 nghìn tệ (tương đương 719 triệu đồng) tiền đền bù. 2 vợ chồng Lão Ngô bọc số tiền này kỹ càng và cất giấu với ý định dùng khi tuổi già đến.

Thiếu niên 17 tuổi ăn cắp hơn 3,6 tỉ đồng của bố để tặng cho bạn gái lớn hơn 10 tuổi Ảnh 2
Ảnh minh họa

Một thời gian sau, khi nhớ đến số tiền này, Lão Ngô đã mở chiếc túi ra ra kiểm tra thì chết lặng vì bọc tiền đã không cánh mà bay.

Lão Ngô lập tức gọi Ngô Địch vào tra hỏi, và không ngoài dự đoán, Ngô Địch nhanh chóng thừa nhận đã lấy số tiền đó đi và... tiêu hết sạch rồi. Trong lúc vừa tức giận lại vừa xót tiền, Lão Ngô đã lôi con trai đến đồn cảnh sát trình báo với mong muốn lấy lại được số tiền đã mất.

Tại đồn cảnh sát, Ngô Địch khai, mỗi lần cậu bé lấy khoảng 2 nghìn tệ (tương đương 6,8 triệu đồng) và ăn tiêu trong vòng 2-3 ngày. Khi hết tiền, Ngô Địch tiếp tục về nhà rút lõi, mọi việc cứ diễn ra liên tục trong vòng 1 tháng qua.

Qua điều tra, cảnh sát phát hiện Ngô Địch đã lén ăn trộm tiền của bố mẹ suốt 4 tháng trời chứ không phải mới 1 tháng như cậu bé khai nhận. Số tiền này được Ngô Địch sử dụng để mua vé chơi trò chơi xe tăng ở công viên. Ngoài ra, Ngô Địch còn hay rủ các bạn cùng đi tắm suối nước nóng và ăn uống tẹt ga.

Bố mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ ăn trộm tiền?

Theo Empowering Parents, Huấn luyện viên Carole Banks của Empowering Father - dịch vụ tư vấn, đào tạo làm cha mẹ cho biết, khi phát hiện trẻ có hành vi trộm cắp tiền bạc, thay vì chỉ trích con cái hay kết luận mọi việc theo hướng tiêu cực, hãy hiểu rằng đây là một hành vi có thể thay đổi được.

Với trẻ nhỏ: Bố mẹ hãy từ từ dạy dỗ con, hãy bắt đầu từ việc lên tiếng đề nghị những gì chúng muốn có, dạy cho chúng sự sẻ chia, thông cảm. Khi thấy trẻ trộm tiền, dù chỉ là một khoản nhỏ để mua kẹo chẳng hạn, bạn nên dạy con: "Con không nên làm như vậy mà không hỏi ý kiến mẹ". Nếu bạn không muốn khiến con cảm thấy mình là người xấu thì đừng dán nhãn hành động đó là ăn trộm. Thay vào đó, hãy nói rõ rằng việc lấy thứ gì đó mà không hỏi là sai.

Với trẻ từ 9 tuổi trở lên: Bố mẹ nên nghiêm khắc nhìn nhận vấn đề này và tìm ra giải pháp dạy dỗ hợp lý. Nhà trị liệu nổi tiếng James Lehman nhận định: "Cha mẹ cần hiểu rằng con bạn đang suy nghĩ sai lầm để giải quyết vấn đề của chúng. Có thể chúng muốn mua đồ chơi, đồ ăn nào đó mà không có tiền. Chúng lấy tiền của bạn mà không hỏi bởi suy nghĩ giản đơn rằng: Mẹ chắc không để ý đâu".

Do đó, khi bắt gặp con lấy tiền, nên nghiêm khắc nói với con: "Chỉ vì con muốn thứ đó không có nghĩa là con không cần hỏi ý kiến mẹ". Sau khi khiển trách nghiêm khắc, nên hỏi con: "Con nên làm gì lần sau?", để trẻ ý thức hành vi.

Một điều quan trọng nữa là cha mẹ không được cho phép con mình giữ lại những gì chúng đã lấy. Đồng thời, để trẻ trực tiếp đối diện với vấn đề chúng gây ra và tìm cách xử lý nó thay vì trốn tránh. Sự thật là khi đứa trẻ không bị buộc phải có trách nhiệm, chúng sẽ không bao giờ học hỏi được từ những sai lầm của bản thân.

Trẻ tái diễn hành vi trộm cắp: Bố mẹ nên nghiêm túc cần tìm ra nguyên nhân khiến điều này lặp đi lặp lại. Quan trọng hơn thế, cha không nên đánh giá chúng là một người tồi tệ. Thậm chí, cha mẹ cần truyền đạt thông điệp ngược lại, để trẻ hiểu rằng bản thân cần sửa đổi và làm điều đúng đắn, vì đó là điều những người tử tế luôn làm. Bạn có thể động viên trẻ bằng cách nói: "Bố/mẹ biết là khó, nhưng bố/mẹ tin rằng con sẽ làm được".

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Linh (Tổng Hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất