Dù được tính là lần đăng ký nguyện vọng (NV) chưa chính thức nhưng theo lãnh đạo nhiều cơ sở giáo dục, sẽ có ít trường hợp học sinh (HS) điều chỉnh sau lần đăng ký này, bởi vì các em được tư vấn kỹ cùng với nhiều biện pháp siết các NV nếu thấy chưa phù hợp.
Chưa phát hiện nguyện vọng "lạ"
Ông Nguyễn Văn Diệu, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3), cho biết đến cuối giờ chiều 8/5, các giáo viên (GV) chủ nhiệm lớp 9 của trường vẫn tư vấn cho cha mẹ HS về chọn NV vào lớp 10 cho con. Theo ông Diệu, so với các năm, HS chọn các trường đặt NV không có nhiều biến động, chủ yếu là các trường ở quận 1, quận 3, một số chọn NV thi chuyên.
Năm học 2023-2024, ngoài sử dụng bản đồ GIS trong tư vấn chọn NV vào lớp 10, TP.HCM còn dùng nhiều phương pháp để siết các đăng ký không phù hợp. Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM, trường hợp HS đăng ký NV vào trường xa nơi cư trú, cha mẹ phải chứng minh điều kiện bảo đảm cho con học tập tại trường THPT cách xa nơi cư trú.
GV chủ nhiệm phải tư vấn cha mẹ HS và HS chọn NV thi tuyển vào lớp 10 các trường phù hợp năng lực học tập của bản thân, gần nơi cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi đã trúng tuyển và giảm áp lực lên hạ tầng giao thông theo chủ trương của thành phố. Đối với trường hợp HS đăng ký NV vào trường xa nơi cư trú, hiệu trưởng trường THCS tư vấn riêng, có ghi biên bản, ghi rõ thông tin GV tham gia tư vấn, nội dung tư vấn, nhấn mạnh tuyệt đối không thay đổi NV khi đã trúng tuyển.
Cũng theo ông Nam, trường hợp nhà trường hoặc GV chủ nhiệm lớp 9 hướng dẫn sai sót hoặc không rõ ràng, lãnh đạo nhà trường phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với cha mẹ HS và trước cơ quan quản lý cấp trên về sự việc.
Chính vì các biện pháp siết những NV không phù hợp, lãnh đạo nhiều cơ sở giáo dục cho biết việc chọn trường của HS lớp 9 năm nay khá chắc chắn và dự kiến ít có điều chỉnh sau lần đăng ký này.
Ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng (quận 10), cho hay HS được GV tư vấn kỹ về chọn NV, kết hợp nhiều yếu tố nên tại trường không có trường hợp nào đăng ký "lạ" để phải ghi biên bản theo quy định. Các em chọn những trường THPT xung quanh khu vực quận 10 như Nguyễn Du, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn An Ninh.
Thách thức học phí khi phải sang trường tư
Thầy Võ Kim Bảo, GV Trường THCS Nguyễn Du (quận 1), cho biết HS của trường chủ yếu chọn các trường THPT như Bùi Thị Xuân, Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh, nhiều em chọn thi chuyên. Theo thầy Bảo, việc tư vấn chọn NV được thực hiện từ đầu năm theo nhiều cách. "Kể cả rù rì tâm sự với phụ huynh, HS nên các em đăng ký trường rất chắc chắn, phù hợp năng lực, điều kiện của mỗi em" - thầy Bảo nói.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thành Phát, sở dĩ năm nay HS chọn trường theo phương án "chắc ăn" ngay từ lần đầu là vì sợ trượt cả 3 NV, phải sang trường tư học tập. "Trải qua dịch Covid-19, kinh tế nhiều gia đình bị ảnh hưởng, nhiều em không dám mạo hiểm chọn trường cho có, mà phải chọn chắc chắn để đậu. Vì nếu phải sang trường tư học thì gia đình không đủ điều kiện kinh tế đáp ứng mức thu ở những trường này" - ông Phát cho biết.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, ngày 12/5, sở sẽ công bố số liệu thí sinh đăng ký NV1 ở 114 trường THPT công lập để từ đó giúp HS, phụ huynh HS có cái nhìn tổng quan và đánh giá việc lựa chọn NV đã phù hợp hay chưa nhằm điều chỉnh nếu muốn. HS sẽ có 7 ngày điều chỉnh NV theo hình thức trực tuyến. Sau lần điều chỉnh này, hệ thống sẽ khóa tự động, HS không được thay đổi NV.
Ông Võ Thiện Cang, Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD&ĐT TP HCM, cho biết việc điều chỉnh NV chỉ nên tùy thuộc vào năng lực học tập của HS. Sau khi Sở GĐ&ĐT công bố số lượng HS đăng ký NV1, các em sẽ quyết định là nên hay không nên thay đổi.
Thầy Võ Kim Bảo, GV Trường THCS Nguyễn Du (quận 1), cho biết HS của trường chủ yếu chọn các trường THPT như Bùi Thị Xuân, Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh, nhiều em chọn thi chuyên. Theo thầy Bảo, việc tư vấn chọn NV được thực hiện từ đầu năm theo nhiều cách. "Kể cả rù rì tâm sự với phụ huynh, HS nên các em đăng ký trường rất chắc chắn, phù hợp năng lực, điều kiện của mỗi em" - thầy Bảo nói.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thành Phát, sở dĩ năm nay HS chọn trường theo phương án "chắc ăn" ngay từ lần đầu là vì sợ trượt cả 3 NV, phải sang trường tư học tập. "Trải qua dịch Covid-19, kinh tế nhiều gia đình bị ảnh hưởng, nhiều em không dám mạo hiểm chọn trường cho có, mà phải chọn chắc chắn để đậu. Vì nếu phải sang trường tư học thì gia đình không đủ điều kiện kinh tế đáp ứng mức thu ở những trường này" - ông Phát cho biết.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, ngày 12/5, sở sẽ công bố số liệu thí sinh đăng ký NV1 ở 114 trường THPT công lập để từ đó giúp HS, phụ huynh HS có cái nhìn tổng quan và đánh giá việc lựa chọn NV đã phù hợp hay chưa nhằm điều chỉnh nếu muốn. HS sẽ có 7 ngày điều chỉnh NV theo hình thức trực tuyến. Sau lần điều chỉnh này, hệ thống sẽ khóa tự động, HS không được thay đổi NV.
Ông Võ Thiện Cang, Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết việc điều chỉnh NV chỉ nên tùy thuộc vào năng lực học tập của HS. Sau khi Sở GĐ&ĐT công bố số lượng HS đăng ký NV1, các em sẽ quyết định là nên hay không nên thay đổi.
Không nên căn cứ vào điểm thi học kỳ năm lớp 9
Trước hàng loạt băn khoăn của HS, phụ huynh HS cho rằng điểm thi giữa học kỳ và cuối học kỳ II các môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ là cơ sở để tính điểm và đăng ký NV vào các trường, ông Võ Thiện Cang cho biết điểm kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ chưa phải là cơ sở để xác định việc đăng ký NV. Phụ huynh HS nên dựa vào năng lực học tập của con ở cả bậc THCS.
Đặc biệt, lưu ý kết quả học tập của cả năm học lớp 9 (thời gian từ đầu năm học cho đến thời điểm đăng ký NV), không thể dựa vào duy nhất điểm kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ mà chọn NV cho con - vì đề kiểm tra ở trường và đề thi tuyển sinh lớp 10 có nội dung và mức độ không giống nhau. Việc chọn trường THPT để đăng ký NV cần dựa vào năng lực học tập của HS. Kết quả kiểm tra học kỳ chỉ là một trong những cơ sở để chọn NV.