Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Thạc sĩ Văn học: Đề thi Ngữ văn không chỉ dành cho học sinh mà là vấn đề cả xã hội cần suy ngẫm

Theo Trí Thức Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 có cấu trúc giống với năm 2017, tuy nhiên đề thi có độ "nặng" hơn, khả năng phân hóa cao hơn và kích thích được sự say mê viết bài của các học sinh yêu văn nhiều hơn đề thi năm ngoái.

Đánh giá về đề thi Ngữ Văn năm nay, Thạc sĩ Hồ Hoài Khanh - Trường THPT Đông Đô TP HCM cho biết:

“Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 có cấu trúc giống với năm 2017, tuy nhiên đề thi có độ “nặng” hơn, khả năng phân hóa cao hơn và kích thích được sự say mê viết bài của các học sinh yêu văn nhiều hơn đề thi năm ngoái.

Có một điều rất đặc biệt thấp thoáng trong đề thi, đó là thông qua sự ca ngợi về tiềm lực về tài nguyên của đất nước đã ngầm ẩn ý về tình yêu và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, là một vấn đề mà cả xã hội cần phải suy ngẫm.

Đề thi phân hóa rõ nhất ở câu nghị luận văn học, đề cho phân tích sự đối lập vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Đề chỉ bắt đầu phân loại ở phần liên hệ với văn bản “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam mà thôi. Tuy nhiên chính vì là dạng đề liên hệ nên phần điểm sẽ phân bố theo tỉ lệ 80%-20% nên học sinh không cần quá lo lắng. Chỉ cần làm tốt phần kiến thức ở chương trình lớp 12 cũng đã đạt yêu cầu rồi. Riêng những trường hợp xét tổ hợp có môn Văn thì phần liên hệ này là sự phân hóa mang tính chất quyết định cao.

Đề thi năm nay có hướng đi sâu vào học thuật môn Ngữ văn. Với đề thi này, buộc học sinh không chỉ có những đơn vị kiến thức vững vàng mà còn phải vận dụng thật tốt những kĩ năng làm văn thì mới có thể đạt điểm tối ưu được. Với đề này là không thể nào học tủ. Đề thi như thế này có thể hơi quá sức với học sinh khối Tự nhiên (phần NLVH) nhưng lại rất “đúng chất” với môn văn của HS khối Xã hội.”

Thí sinh bật khóc sau buổi thi môn Văn

Thí sinh bật khóc sau buổi thi môn Văn

Thầy giáo dạy Văn; Phạm Hữu Cường đã có những cái nhìn rất thẳng thắn và tâm huyết với đề thi năm nay: “Nhìn chung đề Văn năm nay phù hợp với học sinh, đây là đối tượng đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời đòi hỏi hỏi sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm với đất nước, xã hội. Ở câu Nghị luận xã hội đã đánh thức tiềm năng mỗi cá nhân, khơi dậy lòng yêu nước trong giới trẻ. Đề đã bám sát với cấu trúc đề minh họa đồng thời động đến bản chất của văn học. Để làm được câu Nghị luận văn học năm nay, đòi hỏi thí sinh cần có tư duy so sánh sắc sảo, nhạy bén và cảm thụ văn học tốt. Tôi phỏng đoán rằng phổ điểm môn Văn năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái, sẽ khó có điểm 10 môn Văn nhưng 9,5 là có thể. Chính điều này đã thực hiện rất thành công nhiệm vụ phân hóa thí sinh mà Bộ đã đặt ra từ đầu.”

Với kinh nghiệm dạy Văn của mình, thầy Phạm Hữu Cường rất tâm đắc với đề thi môn Văn năm nay

Với gần 300 ngàn lượt follow trên mạng xã hội, mọi dòng trạng thái chia sẻ trong 3 ngày gần đây đều nhận được sự quan tâm rất lớn từ các bạn học sinh, thầy Phạm Minh Nhật (anh Tũn) cũng có cho mình những nhận định riêng về đề Văn năm nay: “Đây là năm thứ 10 tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa được Bộ Giáo dục ưu ái cho vào đề nhưng tính bất ngờ lại nằm ở chi tiết bài Hai đứa trẻ”.

Thầy Phạm Minh Nhật

Có cái nhìn khá tích cực, cô giáo Diệu Thu - nổi tiếng trên mạng xã hội với phương pháp dạy Văn bằng công thức Toán chia sẻ: “Đề năm nay hay! Mang tính phân loại học sinh cao. Với câu Đọc - hiểu, phân loại mức độ đánh giá năng lực: Từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng thấp khá tốt. Đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ đoạn thơ, ứng dụng kĩ năng làm bài và suy luận nhanh.

Ở câu nghị luận xã hội, học sinh muốn làm tốt cần có những hiểu biết cơ bản về kiến thức mới có thể viết hay, viết đúng.

Đối với câu nghị luận văn học, học sinh cần có tư duy liên hệ, đối sánh với những tác phẩm thuộc chủ đề số phận con người mới có thể viết hay, hấp dẫn.”

Thay hình đại diện thể hiện sự quyết tâm là tinh thần cô Diệu Thu muốn truyền đến học sinh của mình.

Bên cạnh đó, thầy giáo Trịnh Quỳnh với khả năng truyền thụ kiến thức văn học bằng sơ đồ tư duy đã “hoạt động” miệt mài đến tận…3h sáng hôm thi để liên tục cập nhật các đề thi có khả năng vào cao trên trang facebook cá nhân của mình chia sẻ: “Mặc dù cũng đã nằm trong bài khoanh vùng của mình nhưng cũng khá bất ngờ. Nhưng theo mình, đối với câu Nghị luận xã hội thì hơi khó đối với học sinh. Làm sao một người có thể đánh giá được sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước được? Điều này cần có sự chung tay của cả một tập thể.”

Thầy giáo Trịnh Quỳnh rất tự tin với nhận định của mình năm nay

Cô Thanh Thảo - GV bộ môn Văn trường THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa, An Giang chia sẻ: “Đề văn năm nay tuy hơi dài và có độ khó cao hơn năm ngoái, nhưng độ dễ thì tương đối, học sinh trung bình yếu có thể lấy được 5 điểm, tuy nhiên để lấy được điểm cao thì học sinh cần phải tư duy và khả năng viết nhạy bén. Tuy nhiên đa phần học sinh trường này đều làm bài được do đã có ôn dạng đề tương tự cũng như chương trình học trải đều, không ôn tủ hay ôn trọng tâm.”

Cô Thanh Thảo - GV bộ môn Văn trường THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa, An Giang

Thí sinh làm bài thi môn Ngữ Văn

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Trí Thức Trẻ

tag-icon
Được quan tâm

Tin mới nhất
Tin vui cho Nguyễn Xuân Son sau cuộc tái khám