Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Phân tích xác suất 2 điểm 0: Thí sinh đồng loã với người nâng điểm?

Theo Lao Động Theo dõi Saostar trên google news

Về một bài thi trắc nghiệm, nếu thí sinh cứ “nhắm mắt chọn” thì xác suất điểm 0 là 5,6:1.000.000. Nếu thí sinh có tới 2 điểm 0 tức xác suất phải là (5,6:1.000.000) mũ 2. Việc 1 thí sinh có tới 2 điểm 0 và 1 điểm 1 là điều gần như không thể xảy ra. Từ đây, TS Lê Đức Vĩnh nhận định có tình trạng thí s

Câu hỏi phụ huynh, thí sinh có liên quan như thế nào tới việc sửa điểm, nâng khống điểm thi đang được nhiều chuyên gia, dư luận đưa ra. Đáng chú ý, nhiều phụ huynh là lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh, lãnh đạo huyện lên tiếng khẳng định không biết gì đến việc con em họ được nâng điểm.

Theo nhận định của TS Lê Đức Vĩnh, nguyên Trưởng bộ môn Toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thí sinh được nâng 1 - 2 điểm có thể nói là lý do nhầm lẫn, không biết, nhưng nâng 5 - 7 điểm đến mười mấy điểm để nói không biết là khó chấp nhận.

Về một bài thi trắc nghiệm, nếu thí sinh cứ “nhắm mắt chọn” thì xác suất điểm 0 là 5,6:1.000.000. Nếu thí sinh có tới 2 điểm 0 tức xác suất phải là (5,6:1.000.000) mũ 2.

Với 4 đáp án cho mỗi câu trả lời, và chỉ cần chọn câu trả lời ngẫu nhiên, chúng ta cũng có thể đúng được 20-25% số câu hỏi. Do đó, nếu học sinh làm bài bình thường, muốn được điểm dưới 1 cũng không phải chuyện đơn giản.

Đặc biệt, theo ông Vĩnh, việc 1 thí sinh có tới 2 điểm 0 và 1 điểm 1 là điều gần như không thể xảy ra nếu học sinh làm bài một cách bình thường.

“Vì thế, tôi nhận định có tình trạng thí sinh cố tình để phiếu trắng. Thí sinh có thể đã đồng loã với người nâng điểm”, ông Vĩnh nhận định.

TS Lê Đức Vĩnh, nguyên Trưởng bộ môn Toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Trước đó, ngay sau khi Bộ GDĐT công bố phổ điểm năm 2017, TS Vĩnh đã bày tỏ băn khoăn: “Tôi không thể tưởng tượng được kỳ thi này lại có nhiều điểm 10 đến thế. 4.200 điểm 10 và vô số điểm 0 đã khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ. Theo tôi nghĩ, kỳ thi này tồn tại nhiều bất thường”. Đến năm 2018, ông Vĩnh cũng nhiều lần bày tỏ bất thường về kết quả điểm thi thông qua đọc phổ điểm.

Để công bằng, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh không bỏ sót kẻ phạm tội, TS Vĩnh đề xuất ngành Giáo dục cần tiến hành một cuộc cách mạng thực sự, đó là rà soát, chấm lại bài thi trắc nghiệm của 63 tỉnh thành trong năm 2017 và 2018.

“Có người sẽ cho rằng, chấm lại các bài thi mất nhiều công sức, tiền bạc nhưng theo tôi, công sức bỏ ra chấm trắc nghiệm khoảng 2,5 triệu bài thi mỗi năm không quá lớn. Bộ chỉ cần huy động khoảng 10 trường đại học, mỗi trường cử một tổ chấm thì chỉ 3 ngày việc chấm sẽ hoàn thành. Nếu làm được điều này, người dân mới tin rằng ngành Giáo dục thực sự quyết tâm chống gian dối trong thi cử”, vị chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực chấm thi trắc nghiệm đề xuất.

Về chi phí, TS Vĩnh cho rằng những cá nhân, những tổ chức quan tâm muốn xây dựng một nền giáo dục lành mạnh trong sáng sẽ sẵn sàng “mở hầu bao” ủng hộ. Ông Vĩnh thẳng thắn: “Trong công cuộc chống tham nhũng mà nhà nước ta đang tiến hành, gian dối điểm thi cũng là tham nhũng, là ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp…, vì vậy việc chỉ ra những kẻ phạm tội loại này là điều cần làm”.

Bên cạnh đó, nguyên Trưởng bộ môn Toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đề xuất tất cả bài thi được can thiệp để sửa điểm đều bị hủy bỏ, thí sinh không được sử dụng kết quả thi đó để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Lao Động

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV