Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Những quy định cực khắt khe liên quan trực tiếp đến du học sinh ở Nhật Bản có thể bạn chưa biết

Những quy định khắt khe đối ở Nhật Bản là điều tất cả các du học sinh cần phải học hỏi và cẩn thận trong từng hành động khi sinh sống tại đây.

Đi du học là ước mơ của rất nhiều người trẻ hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào con đường du học cũng trải đầy hoa hồng khi quy định tại mỗi đất nước khác nhau và khác so với Việt Nam, khiến cho việc học tập tại xứ người lại càng khó khăn hơn khi phải cố gắng chấp hành đúng những điều này. Có không ít những du học sinh vì không thể gò mình theo những chuẩn mực tại đất nước khác mà bỏ dở chuyện học tập, xách vali về nước trong sự chán chường và thậm chí nhiều người bị phạt, ngồi tù, thậm chí trục xuất.

Tại Nhật Bản - nơi vốn nổi tiếng bởi sự quy củ, tính cộng đồng, cầu toàn - những quy định đối với du học sinh lại càng khắt khe hơn. Ngoài những quy định mới về visa, cùng điểm lại những điều luật đối với du học sinh mà các bạn trẻ có dự định đến học tập tại đất nước mặt trời mọc này cần lưu ý.

Quy định về thực phẩm nghiêm cấm mang sang Nhật Bản

Từ ngày 1/10/2018, Viện bảo vệ thực vật Nhật Bản chính thức áp dụng quy định mới về việc cấm mang những thực phẩm có nguy cơ truyền nhiễm vào nước này.

Theo đó, các sản phẩm thực vật phải có giấy xác nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi Cơ quan Xuất khẩu Quốc gia khi đưa vào lãnh thổ Nhật Bản và phải thông qua bước kiểm tra tại quầy kiểm dịch thực vật tại sân bay hoặc cảnh khi nhập cảnh.

Quy định về việc mang thực phẩm vào Nhật Bản.

Cụ thể, những sản phẩm bị cấm hoàn toàn: các loại quả thuộc họ cam quýt, măng cụt, mãng cầu, hồng, khế, roi , lê, chanh dây, chuối, đu đủ, ổi, na, xoài, đào, dâu da, thanh long, chôm chôm, táo, vải, cau, nhãn, dưa chuột, ớt, dưa vàng, cà chua. Các sản phẩm thực vật khác đều cần qua 2 bước kiểm tra. Ngoài ra, thịt cũng như các sản phảm từ thịt (dăm bông, xúc xích,…) không có giấy chứng nhận kiểm dịch cũng không được phép đem vào Nhật Bản.

Quy định về việc mang các sản phẩm từ thịt vào Nhật Bản.

Nếu vi phạm một trong những điều này, du học sinh có thể bị phạt tiền tới hàng trăm triệu, ngồi tù, thậm chí cấm nhập cảnh Nhật Bản vĩnh viễn.

Vậy, ngoài những đồ bị cấm, du học sinh Nhật Bản có thể mang theo những đồ khô có nguồn gốc rõ ràng, được bọc kín cẩn thận. Đặc biệt, những món quen thuộc như mì tôm, snack, tương ớt, nước mắm, các bạn vẫn có thể được đem đi chỉ khi được bọc quấn cẩn thận.

Quy định về việc làm thêm 

Việc làm thêm cũng là một trong những điều mà các du học sinh Nhật Bản quan tâm. Việc làm thêm sẽ giúp du học sinh có thể giao lưu văn hoá, tăng khả năng giao tiếng ngôn ngữ, đặc biệt là giảm bớt gánh nặng về tài chính.

Vì nhiệm vụ chính của của việc du học là học nên để có thể làm thêm, các du học sinh cần phải thực hiện các thủ tục và giấy tờ đầy đủ đề đăng kí nhận giấy phép làm thêm.

Mẫu giấy phép làm thêm tại Nhật. Ảnh: jpnet. vn

Điều đáng chú ý là thời gian làm thêm cũng phải tuân thủ theo đúng quy định. Cụ thể, du học sinh có thể làm 4 tiếng/ngày nhưng không được làm quá 28 tiếng/tuần và phải có giấy phép của cơ quan xuất nhập cảnh.

Không chỉ vậy, tính chất của công việc làm thêm cũng không được trở ngại cho việc học tập và tư cách đạo đức của du học sinh, không được làm việc tại các địa điểm giải trí như những quán bar, vũ trường,… Đây là quy định của chính phủ Nhật nhằm đảm bảo việc học tập của du học sinh, tránh trường hợp du học sinh sa đà vào làm thêm, chểnh mảng học hành.

Luật lệ nghiêm khắc

Nhật Bản đặc biệt coi trọng giáo dục và đưa ra các quy định khắt khe đòi hỏi sinh viên phải tuân thủ nghiêm túc. Cụ thể: việc đi học muộn hay về quá sớm cũng không được tính trong khi tỷ lệ đi học phải trên 90% số buổi học. Nghỉ quá số buổi cho phép sẽ bị gọi điện thông báo cho gia đình, thậm chí sẽ đuổi học. Các trường ở Nhật cũng cấm tuyệt đối việc hút thuốc, uống nước, ăn quà vặt, sử dụng điện thoại… trong các giờ học.

Tại nước này cũng có luật riêng về việc thuê nhà trọ: phải thông qua công ty bất động sản và công ty này phải có người có bằng cấp về bất động sản khi ký hợp đồng. Như vậy, du học sinh sẽ có quyền ở hết hợp đồng mà chủ nhà không có quyền đuổi đi.

Ngoài ra, những luật lệ về tham gia giao thông tại Nhật Bản cũng rất khác biệt với Việt Nam mà nhiều du học sinh phải lưu ý nếu không muốn “tiền mất, tật mang”. Nếu vi phạm luật khi tham gia giao thông và lỡ xảy ra tai nạn sẽ phải bồi thường hoàn toàn và kể cả nhiều bạn có phải nằm viện tốn rất nhiều tiền thì cũng không được nhận bất kì khoản bồi thường nào.

Dù có nhiều quy định khắt khe và khác biệt hoàn toàn so với Việt Nam, nhưng Nhật Bản vẫn là điểm đến đáng mong ước với những du học sinh mang hoài bão về một tương lai rộng mở và là nơi du lịch lý tưởng mà du khách từ khắp nơi trên thế giới luôn hướng tới.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Linh Chi

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tín hiệu vui của Hoài Linh
Ngọc Trinh đã trưởng thành?