Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Học phí ĐH tăng, thí sinh dè dặt khi xét tuyển

Người Lao Động Theo dõi Saostar trên google news

Xét học bạ hay xét kết quả thi đánh giá năng lực... đều là những phương thức xét tuyển ĐH sớm. Tuy nhiên, số thí sinh đăng ký hiện quá thấp so với năm trước khiến các trường tự hỏi liệu các em còn chờ gì?

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết tính đến nay, trường mới nhận được 3.000 hồ sơ xét học bạ cùng 800 hồ sơ xét tuyển thẳng theo đề án riêng. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng hồ sơ xét học bạ mới đạt khoảng 40%, hồ sơ xét tuyển thẳng chỉ đạt 50%. Theo kế hoạch, trường sẽ dừng nhận hồ sơ xét học bạ vào ngày 10/6 nhưng với tình hình này thì khả năng sẽ phải gia hạn.

Học phí ĐH tăng, thí sinh dè dặt khi xét tuyển Ảnh 1
Ảnh minh họa

Ở nhiều trường ĐH khác, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH bằng các phương thức xét tuyển sớm cũng được cho là không hơn năm ngoái. ThS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP HCM, cho biết đến nay, số thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ vào trường không hơn các năm trước. Trong số 59 ngành tuyển sinh của trường, thí sinh tập trung nộp hồ sơ vào các ngành: công nghệ thông tin, công nghệ ôtô, quản trị kinh doanh, marketing, truyền thông đa phương tiện, thiết kế đồ họa, quan hệ công chúng, logistics quản lý chuỗi cung ứng… Riêng ngành marketing và truyền thông đa phương tiện có sự quan tâm, tăng rất nhiều so với những năm trước.

Theo ThS Trần Thúy Trâm Quyên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, trường chưa có đột biến gì về số thí sinh nộp hồ sơ xét học bạ so với năm ngoái. Thậm chí, nhiều thí sinh còn rụt rè khi quyết định có nộp hồ sơ xét tuyển ĐH hay không.

Nhiều trường ĐH khác cũng cho biết lượng hồ sơ đăng ký các phương thức xét tuyển sớm thấp hẳn so với mọi năm. Không chỉ dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường còn thực hiện đa dạng các phương thức xét tuyển để tăng thêm cơ hội trúng tuyển đối với thí sinh.

ThS Phạm Thái Sơn cho biết mỗi ngày, khoảng 400 cuộc gọi của thí sinh hỏi về thông tin tuyển sinh năm 2023 cũng như xét tuyển học bạ. Tuy nhiên, số thí sinh đăng ký xét tuyển lại không nhiều dù việc đăng ký chỉ thao tác online chứ không mất nhiều thời gian như trước đây. "Nhiều khả năng thí sinh đang tìm hiểu thông tin của các trường, sau đó mới quyết định đăng ký xét tuyển vào ngành nào, trường nào" - ThS Sơn nhận định.

Theo ThS Trần Thúy Trâm Quyên, khi tiếp xúc nhiều thí sinh, bà cảm nhận được sự rụt rè trong quyết định có nộp hồ sơ xét tuyển ĐH hay không. Nhận định về việc này, ThS Quyên cho rằng từ năm 2022, tất cả phương thức xét tuyển đều phải đăng ký lại trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Vì vậy, không loại trừ các em hiểu nhầm rằng từ ngày 10 đến 30-7 mới đăng ký xét tuyển nên còn chờ. Cũng không loại trừ vấn đề học phí của các trường đã tác động đến quyết định có nên học ĐH hay học ở bậc thấp hơn nhằm giảm chi phí… 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Người Lao Động

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất