Tiếng Việt luôn là một trong những môn học quan trọng bậc nhất của khối Tiểu học bởi lẽ, rất rất nhiều những kiến thức cơ bản của môn học này sẽ theo các cô cậu học sinh đến hết những năm tháng THPT, thậm chí là đến tận bậc Đại học.
Thế nhưng khi xem qua những bài văn, câu từ của môn Tiếng Việt lớp 1, lớp 2, nhiều người sẽ không thể ngờ được rằng, các bạn nhỏ lại có trí tưởng tượng phong phú đến thế.
Việc những bài văn, bài tập của khối Tiểu học luôn rất hài hước một phần được giải thích rằng, chính sự ngây thơ, trong sáng của các bạn nhỏ đã được vận dụng vào trong chính môn học này. Trường hợp của bạn nhỏ mới đây là một trong số những ví dụ điển hình nhất.
Theo đó trong một bài tập điền vào chỗ trống để hoàn thành trọn vẹn các câu thành ngữ quen thuộc đã nhanh chóng được một cô cậu nhóc nâng lên một tầm cao mới, khiến nhiều người dùng “dở khóc dở cười” sau khi đọc hết những câu thành ngữ này.
Cụ thể, có lẽ là do vẫn chưa biết được hết những thành ngữ này nên bạn nhỏ nhà ta đã ứng biến bằng cách đưa “người thật – việc thật” vào bài tập. Ngoại trừ câu “Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” thì hầu hết những câu còn lại đã đi rất lệch so với thành ngữ gốc ban đầu.
Thế nhưng không thể phủ nhận rằng, những câu thành ngữ này nếu suy nghĩ sâu xa thì vô cùng đúng với thực tế, như: “Chị và em rất yêu thương nhau”, “Ở nông thôn gặp nông dân” và sáng tạo nhất có lẽ là câu “Lọt ngay xuống hố” khiến dân mạng vỗ tay rần rần.
Dù không đúng với yêu cầu của đề bài cũng như là nghĩa gốc từ xưa đến nay, thế nhưng sự sáng tạo có phần “bá đạo” này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía cộng đồng mạng. Nhiều người thậm chí còn phải dùng những lời ngợi khen cho sự chân thật cũng như cái nhìn thực tế sâu sắc đến mức không thể tưởng tượng được của bạn nhỏ này.
- “Trông cũng có vẻ đúng đấy chứ!”.
- “Ở hiền chưa chắc đã gặp lành. Cơ mà chắc cú nhất phải nói đến câu ở nông thôn gặp nông dân”.
- “Những bài làm kiểu sáng tạo thế này thì càng phải được ngợi khen, biểu dương chứ đừng nên cho điểm sai, không đúng với yêu cầu”.
- “Đa phần những bạn nhỏ sáng tạo sau này đều trở thành những người thành công nhờ vào việc suy nghĩ khác”.