Mỗi ngành nghề sẽ có những đặc thù công việc khác nhau, vì thế, mỗi cá nhân khi xác định theo ngành nghề nào sẽ phải nắm vững những nghiệp vụ của ngành nghề ấy.
Với sinh viên ngành Y cũng vậy, từng kỹ năng đòi hỏi các bạn phải quan sát tỉ mỉ, đồng thời phải hiểu rõ và thực hiện thuần thục để có thể nhanh chóng xử lý tình huống khi có bệnh nhân cần cấp cứu.
Mới đây, trên mạng xã hội đang chia sẻ đoạn clip một tình huống giả định với nội dung phối hợp đưa bệnh nhân đi cấp cứu cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng tập dượt.
Lúc này, một người nằm trên băng ca đóng vai bệnh nhân, nhóm y bác sĩ còn lại đứng tập trung để chờ di chuyển bệnh nhân lên xe cấp cứu.
Trong lúc gập các thanh giữ bánh xe lại, có lẽ hai người ở 2 đầu băng ca không hiểu ý nhau nên hành động chưa được thuần thục, kết quả khiến chiếc băng ca tự hạ xuống dần, người khiêng thì mất đà và cứ thể để trôi tuột bệnh nhân.
Kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng với những y bác sĩ chưa có kinh nghiệm vẫn có lúc lúng túng, bối rối và xử lý chưa chuẩn xác.
Qua đoạn clip trên đã phần nào khiến chúng ta thêm thấu hiểu về ngành học nhiều gian nan này. Phải thừa nhận rằng, để trở thành một sinh viên Y khoa nghĩa là bạn phải chăm chỉ và nỗ lực hơn tất cả những gì bạn đã từng cố gắng trước đó.
Tất nhiên, con đường trở thành một bác sĩ lại tiếp tục có vô vàn những khó khăn nhưng không kém phần thú vị và ý nghĩa. Ngoài các kiến thức chuyên môn, những kỹ năng bên ngoài việc học thuật cũng rất quan trọng trong việc trở thành một bác sĩ giỏi.
Thậm chí, ở một số ngành khác, vượt qua kỳ thi nghĩa là bạn hoàn thành việc học nhưng với ngành Y khoa thì khác, vượt qua kỳ thi nghĩa là bạn vẫn tiếp tục học tập và nghiên cứu. Chắc chắn rằng, khi đã trở thành bác sĩ rồi, bạn vẫn phải học tập suốt đời.