Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Trăn trở của cô giáo trẻ làm thế nào để giúp học trò hứng thú hơn với môn ngữ Văn

Cô giáo Vũ Thị Hoài Thanh, người có kinh nghiệm lâu năm trong việc luyện thi đại học đã bày tỏ những trăn trở của mình, làm thế nào để giúp học trò hứng thú học tập với môn ngữ Văn.

Ngữ Văn là một trong những môn học dễ gây cho học sinh áp lực mệt mỏi, bài dài và lượng kiến thức nhiều, dẫn đến tình trạng càng ngày các em càng ít hứng thú trong giờ học Văn. 

Đặc biệt, khi kỳ thi Đại học đang đến gần, tâm lý chung của các học sinh lại càng hồi hộp, lo lắng hơn. Bởi kỳ thi này được xem mà một cánh cửa đi vào tương lai của các em.

Nắm bắt được tâm lý này, cô giáo Vũ Thị Hoài Thanh (giáo viên luyện thi đại học môn Ngữ Văn tại Hà Nội) đã dành toàn bộ tâm huyết của mình để truyền cảm hứng cho các thế hệ học trò với môn Ngữ Văn. 

 “Lửa thử vàng, gian nan thử sức, tôi muốn nói với các em kỳ thi đại học này không phải điều gì quá to tát, nó chỉ là phép thử về kiến thức cũng như bản lĩnh của mình. Kiến thức là tiền đề, là điều kiện cần còn tâm lý vững vàng là điều kiện đủ”, cô Hoài Thanh chia sẻ.

Trăn trở của cô giáo trẻ làm thế nào để giúp học trò hứng thú hơn với môn ngữ Văn Ảnh 1
Cô giáo Vũ Thị Hoài Thanh - giảng dạy bộ môn Ngữ Văn

Với cô Hoài Thanh, trong quá trình giảng dạy của mình, cô giáo này luôn nêu cao 4 tiêu chí: “Chủ động, hợp tác, chia sẻ, đoàn kết”. Vì thế, trong những bài giảng của mình, cô Hoài Thanh không chỉ truyền đạt kiến thức văn học, mà cô còn đưa cho học trò những bài học quý giá trong cuộc sống và cách đối nhân xử thế.

Chính điều này đã giúp các em có những trải nghiệm sống khi tới giờ học văn, dần dần, cô Hoài Thanh còn trở thành chỗ dựa tâm lý cho các học sinh của mình. 

Trăn trở của cô giáo trẻ làm thế nào để giúp học trò hứng thú hơn với môn ngữ Văn Ảnh 2
Không chỉ giúp học trò tiếp thu kiến thức môn Văn, cô Hoài Thanh còn truyền đạt cho học trò của mình những kỹ năng mềm trong cuộc sống

Bạn Xuân Thanh, sinh viên năm nhất trường Đại học Kinh tế Quốc dân có lẽ là một tấm gương sáng trong lớp ôn luyện Ngữ Văn của cô Hoài Thanh. 

Ban đầu, với môn Văn, Xuân Thanh như một kẻ “ngoại đạo”. Tuy nhiên, với 9,25 điểm trong kì thi đại học năm vừa qua, Xuân Thanh chính là minh chứng cho những nỗ lực trong việc giảng dạy của cô Hoài Thanh.

 Xuân Thanh tâm sự: “Bản thân em từ một học sinh không yêu thích môn Văn nhưng sau 3 tháng luyện thi với cô Thanh thì em đã thay đổi hoàn toàn. Em yêu thích Văn học hơn, đam mê với những tác phẩm hơn và cuối cùng đã đạt được kết quả ngoài sự mong đợi của bản thân và gia đình”

Trăn trở của cô giáo trẻ làm thế nào để giúp học trò hứng thú hơn với môn ngữ Văn Ảnh 3

Với cô Hoài Thanh, từng giờ học là từng giờ trải nghiệm. Cứ đến mùa thi, cô gần như “ăn ngủ” cùng học trò. Nữ giáo viên online 24/24h để giải đáp những thắc mắc về bài vở, tâm sự, truyền động lực cho học sinh. Những tin nhắn vào lúc 0h, 2h sáng không phải là điều quá hiếm. Nhiều hôm, từ sáng sớm hoặc tối muộn, ngôi nhà của cô là một lớp học bởi chưa đến ngày lên lớp nhưng rất nhiều học trò đến để hỏi bài, học nhóm. 

Trăn trở của cô giáo trẻ làm thế nào để giúp học trò hứng thú hơn với môn ngữ Văn Ảnh 4

Cô Thanh quan niệm, học văn không phải là học thuộc lòng, học vẹt, vì vậy, khi giảng bài, cô luôn lồng ghép các câu chuyện đời sống thường ngày vào để gợi mở và giúp học sinh hiểu sâu vấn đề. 

“Văn học là nhân học. Môn Văn ngoài kiến thức trong sách vở thì cũng rất hữu ích và thiết thực cho cuộc sống ngoài đời. Vì văn là đời. Ngày nào tôi còn ở trong ngành giáo dục thì ngày đó tôi sẽ dành hết tâm huyết của mình để truyền đạt cho các em những kiến thức cả về văn học lẫn những kĩ năng mềm trong cuộc sống. Từ đó, góp phần giúp các em có thêm hành trang để bước ra cuộc đời”, cô Hoài Thanh tâm sự. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tín hiệu vui của Hoài Linh
Ngọc Trinh đã trưởng thành?