Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Bộ GD&ĐT yêu cầu giáo viên không để học sinh viết, vẽ vào SGK: Chuyên gia, giáo viên, phụ huynh phản ứng thế nào?

Tô Loan (tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Ngày 24/09 Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra chỉ thị quán triệt cán bộ quản lý, giáo viên không để học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa. Điều này đã khiến một số nhà chuyên môn, giáo viên, học sinh bày tỏ nhiều quan điểm trái chiều.

Yêu cầu trên được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng nhiều lần. Với mục đích này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Giám đốc Sở GD-ĐT chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các cơ sở giáo dục ở địa phương quán triệt từng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về việc giữ gìn sách giáo khoa để sử dụng và sử dụng lại lâu bền… ngoài ra yêu cầu giáo viên không để học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa.

Ảnh minh họa.

Trước chỉ đạo này, nhiều chuyên gia giáo dục đã bày tỏ quan điểm trái chiều. Nhiều người đồng tình nhưng cũng không ít người cho rằng, việc này rất khó thực hiện.

Cụ thể, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT dù rất đồng tình với quyết định trên nhưng vẫn cho rằng, phương án để giáo viên hướng dẫn học sinh không làm bài trực tiếp vào sách sẽ khó khả thi. “Bởi đây không phải là chế tài bắt buộc, nên không dễ để yêu cầu các em thực hiện. Nhất là khi ở trong một lớp học có cả học sinh nhà giàu, nhà nghèo và học sinh cá biệt, khi tổng số học sinh lên tới 40-45 em”.

PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng - Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh lại cho rằng, riêng với SGK thì phải có định hướng sử dụng lâu dài, ổn định. “Yêu cầu giáo viên hướng dẫn các em làm ra vở là rất khó khăn, thậm chí chắc gì học sinh đã nghe theo. Giải pháp khó khả thi khi chỉ dựa trên tinh thần tự giác. Cho nên, chúng ta phải thay đổi nội dung SGK cho phù hợp, ổn định, không in bài tập vào SGK, còn nếu để như hiện tại sẽ không khác được, lãng phí hoàn lãng phí”.

Khác quan điểm với các giáo sư, tiến sĩ nhiều giáo viên lại bày tỏ lo ngại và cho rằng yêu cầu của Bộ có phần bất hợp lí. Cụ thể, môi trường học tập, nghiên cứu của giáo viên và học sinh cần phải có sự sáng tạo và cập nhật kịp thời. Nếu không trực tiếp chú thích vào sách, ghi ra vở những lưu ý sẽ bất tiện và khó khăn trong việc nhớ và hiểu.

Một trang sách giáo khoa được chú thích bên cạnh phần lý thuyết trong quá trình học

ThS Vũ Hoàng Sơn, giáo viên tiểu học ở TPHCM cho hay, sách là do cho mẹ HS mua chứ không phải do nhà trường hay GV phát nên có thể nói, sách thuộc sở hữu của HS. Việc không viết, vẽ vào sách chỉ nên giáo dục, khuyến khích dạy trẻ giữ gìn, bảo còn còn nói yêu cầu không để HS viết, vẽ vào sách có thể là vi phạm quyền sở hữu của các em?

Giáo viên bộ môn Toán trường THPT tại Cần Thơ - Ông Nguyễn Doanh Hoà cho rằng: “Khi dạy tôi luôn yêu cầu học sinh giữ lại sách học các năm trước, những nội dung đã dạy các năm trước tôi yêu cầu học sinh nếu quên thì tự đọc lại, tôi không bao giờ dạy lại. Học sinh khi nghe giảng nội dung trong sách, không cần ghi nếu trong sách đã có, có thể ghi chú vào sách cho rõ theo cách hiểu của mình, tập chỉ cần ghi các nội dung thầy mở rộng, nâng cao”.

Hiện nay rất nhiều phụ huynh họ muốn con khi học ghi, đánh dấu bằng cách viết, vẽ, tô những phần quan trọng ngay vào sách. Chị Nguyễn Quỳnh Giang, phụ huynh có con học tại Q.1, TPHCM cho hay: Chị nói con, có gì đánh dấu ở trong, khi nhìn lại là con nhớ ngay. Sách đó không phải sách của thư viện, không phải của ngành phát nên chị với con toàn quyền sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Tránh lãng phí sách giáo khoa là một điều hợp lí của Bộ GD-DT, thế nhưng những quan điểm của giáo viên và phụ huynh cũng hoàn toàn có lí và đáng suy nghĩ. Hiện tại, yêu cầu mới này của Bộ vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tô Loan (tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất