Học đường

Phụ huynh ngán ngẩm với bài thơ 'Bắt nạt', nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói gì?

Phương Linh
Chia sẻ

Những ngày gần đây, trên một số diễn đàn MXH đã và đang chia sẻ về bài thơ "Bắt nạt" gây ra tranh cãi về nội dung, nghệ thuật. Bên dưới phần bình luận, rất nhiều phụ huynh bày tỏ sự ngán ngẩm về chất lượng sách giáo khoa lớp 6 và không thể hiểu được cách gieo vần của tác giả.

Bài thơ lớp 6 với tựa đề "Bắt nạt" gây tranh cãi

Được biết, bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh nằm trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập 1), thuộc bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Bài thơ được trích từ tập thơ “Ra vườn nhặt nắng” (Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2017, tr24-25).

Bài thơ gồm 8 khổ, mỗi khổ 4 dòng, nội dung xuyên suốt nói về những mặt tiêu cực, không tốt của việc đi bắt nạt người khác. Qua đó, tác giả muốn khuyên các em học sinh không nên bắt nạt các bạn yếu thế hơn mình.

Phụ huynh ngán ngẩm với bài thơ 'Bắt nạt', nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói gì? Ảnh 1
Phụ huynh ngán ngẩm với bài thơ 'Bắt nạt', nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói gì? Ảnh 2

Tuy nhiên, khi đọc bài thơ này, nhiều phụ huynh nhận thấy chất lượng rất tệ và tỏ ra bức xúc, ngán ngẩm về cách gieo vần của tác giả. Không ít lời nhận xét cho rằng, tác giả thực "vô tri" khi sáng tác bài thơ này. 

Không những vậy, việc “bắt nạt” được tác giả đem ra so sánh, nhận xét với những cụm từ như “trêu mù tạt”, “bắt nạt dễ lây” chưa đạt được độ thuyết phục về cấu tứ, hình thức, ngôn từ và nhịp điệu.

Một số ý kiến phụ huynh để lại cụ thể như sau:

"Bà thơ từ vần đến câu từ đều không đâu vào đâu. Không hiểu các cháu học bài này xong rút ra được ý nghĩa gì, bài học gì. Bài thơ này có gì để phân tích. Cải cách là cần thiết. Nhưng cải cách thì cần đem những cái mới, cái hay, chứ không phải cải cách là loại bỏ tất cả để thay cái mới vào. Bài thơ vô tri nhất từ trước tới giờ"

"Cho tôi hỏi trên đất nước này đã ai thử trêu mù tạt chưa. Thật là vô tri"

"Ý tưởng rất hay và gần gũi với giới trẻ nhưng vài chỗ hơi lủng củng, nếu sửa chỗ "Sao không trêu mù tạt" thành: "Bị phạt chớ kêu oan" thì hợp lý hơn nhỉ"

"Có thể thông điệp tốt nhưng câu cú vô tri ngớ ngẩn thực sự".

Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói gì?

Trên thực tế, đây không phải lần đầu bài thơ "Bắt nạt" của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh gây ra tranh cãi và bức xúc cho các bậc phụ huynh. Trước đó, bài thơ này của anh cũng từng diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa anh và nhiều người đọc. 

Năm 2021, qua trao đổi với báo Thanh Niên, nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh từng có những chia sẻ xoay quanh bài thơ gây tranh cãi này.

Phụ huynh ngán ngẩm với bài thơ 'Bắt nạt', nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói gì? Ảnh 3
Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh 

Khi được hỏi rằng, ý kiến tranh luận về bài thơ Bắt nạt bàn nhiều đến “vần điệu” và “nghệ thuật” của bài thơ. Anh có thể chia sẻ về điều này được không?

Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh trả lời như sau: Những bài thơ đầu đời cách đây gần 30 năm của tôi đã hoàn thiện về vần điệu rồi. Tôi không phụ lòng vần điệu của ca dao, tục ngữ và vô số bài thơ hay đã ngấm vào tôi. Ý thức mỗi ngày đều cầu toàn hơn trong gần 30 năm qua không cho phép vần điệu của tôi kém chất lượng, nhất là trong thơ chọn lọc cho thiếu nhi mà tôi đặt toàn bộ danh dự vào đó. Các yếu tố nghệ thuật khác cũng tương tự, đã là hơi thở. Có logic rõ ràng như vậy trong chuyện này.

Tôi xin viết hoa một số chỗ liên kết âm, vần trong 2 khổ thơ để dễ nhìn ra hơn:

Bắt nạt là xấu lắm

Đừng bắt nạt, bạn ƠI 

Bất cứ ai trên ĐỜI 

Đều không cần bắt NẠT

Tại sao không HỌC HÁT

Nhảy HIP HOP cho HAY? 

Thời gian trong một NGÀY

Đâu để dành bắt NẠT”.

Cũng theo nhà thơ này, có nhiều trẻ em đã thích thú tự nhiên với bài thơ in trong tập Ra vườn nhặt nắng đã bán hơn 11.000 bản. "Hơn 6 năm qua, ở trang bán sách mỗi ngày, tôi không nhận được 1 bình luận hay tin nhắn riêng chê bài Bắt nạt tới khi bài thơ được đưa vào SGK", nam nhà thơ nói.

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất