Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

4 trường ĐH Việt Nam lọt top 350 trường tốt nhất châu Á có gì đặc biệt?

Yến Nguyễn (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Sẽ thật vinh dự nếu bạn là sinh viên của 1 trong số 5 trường Đại học Việt Nam lọt top 350 trường Đại học tốt nhất châu Á dưới đây. Tuy nhiên, bạn đã biết điều gì làm nên danh tiếng của các trường Đại học này chưa?

Mới đây, 4 đại diện Việt Nam đã vinh dự xuất hiện trong top 350 trường hàng đầu trong số 12.000 trường Đại học châu Á được tổ chức Quacquarelli Symonds xếp hạng, tương đương với tỉ lệ 3% trường tốt nhất khu vực.

Theo bảng xếp hạng trường Đại học của QS, một trong những bảng xếp hạng có uy tín nhất thế giới của Anh, 4 đại diện đến từ Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nộ và Đại học Cần Thơ.

Ngoài ra, năm 2017, Việt Nam còn có thêm Đại học Huế lọt danh sách xếp hạng của QS, thuộc nhóm 351-400.

Lí do nào làm nên danh tiếng của các trường Đại học này?

Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội tập hợp được đội ngũ giảng viên giỏi, các nhà khoa học có uy tín tham gia vào đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao.

Hiện nay, toàn Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đào tạo 30 ngành đại học các hệ đặc biệt (4 ngành tài năng; 17 ngành chất lượng cao; 3 ngành tiên tiến; 6 ngành đạt chuẩn quốc tế) và 6 chuyên ngành sau đại học đạt chuẩn quốc tế. Quy mô đào tạo hiện nay của sinh viên các hệ này so với hệ chuẩn, đại trà là 15,1%.

Trong đó, sinh viên tài năng chỉ đào tạo ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên với 4 ngành là toán, vật lý, hóa học và sinh học với 263 sinh viên xuất sắc nhất của các ngành này đang theo học, đạt tỷ lệ 1,2 % so với hệ chuẩn.

Không chỉ là nơi giao lưu của nhiều nhà khoa học quốc tế, ĐHQGHN còn là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu có ảnh hưởng nhất định tới xã hội và tới hệ thống giáo dục đại học; là nơi được nhiều nguyên thủ quốc gia lựa chọn là điểm gặp gỡ với các đối tượng học sinh, sinh viên và giới trí thức Việt Nam trong các cuộc thăm viếng ngoại giao của họ tới Việt Nam.

Đại học Quốc gia TP.HCM

ĐHQG-HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

ĐHQG-HCM có 7 đơn vị thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường đại học Kinh tế - Luật và Viện Môi trường - Tài nguyên.

Bên cạnh đó, ĐHQG-HCM còn có 26 đơn vị trực thuộc được tổ chức và hoạt động theo các chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ… ; đồng thời tương tác, bổ trợ lẫn nhau tạo nên sức mạnh hệ thống.

Với định hướng phát triển ổn định về quy mô đào tạo trình độ đại học, ĐHQG-HCM hiện nay đang đào tạo khoảng 65.000 sinh viên đại học chính quy, với 96 ngành/ nhóm ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học kinh tế, khoa học sức khỏe. Về đào tạo sau đại học, ĐHQG-HCM có 102 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 79 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

Về đội ngũ, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tổng cộng 5.382 giảng viên và nhân viên, trong đó có 3.284 người tham gia giảng dạy (trong đó có hơn 300 người có chức danh giáo sư và phó giáo sư; 1100 tiến sĩ và 2200 thạc sĩ).

ĐHQG-HCM không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đầu tư xây dựng đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.

Trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được Nhà nước Việt Nam xem là những mũi đột phá, là đơn vị tiên phong trong thực hiện mục tiêu đổi mới hệ thống giáo dục đại học.

Hai trung tâm này được giao phó nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đã và đang có nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài tới học tập và làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Bách Khoa Hà Nội

ĐH Bách Khoa là một trong những trường Đại học công lập đứng đầu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền bắc Việt Nam. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của miền bắc Việt Nam.

Năm 2017, trường trở thành 1 trong 4 trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu do Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục Đại học (HCERES) công nhận. Năm 2017-2018 trường được xếp hạng ở vị trí thứ 6 các trường Đại học tốt nhất Việt Nam.

Ngôi trường mơ ước của biết bao sinh viên Việt Nam.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh với 67 chuyên ngành Đại học và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ. Trường có tổng diện tích phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hội họp rộng 26,2 hecta. Trường có hơn 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo; gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và khoảng 20 xưởng thực tập, thực hành. Toàn bộ giảng đường được trang bị đầy đủ điều hòa và thiết bị giảng dạy cùng với hệ thống wifi miễn phí trong khuôn viên Trường.

Hiện nay, trường có quan hệ hợp tác trong đào tạo, Nghiên cứu khoa học với trên 200 trường Đại học, trung tâm Nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục của 32 quốc gia trên thế giới, là thành viên của 8 tổ chức mạng lưới Đại học quốc tế.

Đại học Cần Thơ

Đại học Cần Thơ là một trường Đại học trọng điểm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bảng xếp hạng các trường Đại học tại Việt Nam của nhóm nghiên cứu độc lập do Tiến sĩ Lưu Quang Hưng đứng đầu, Đại học Cần Thơ xếp thứ 6 ở Việt Nam. ĐH Cần Thơ cũng là trường có cơ sở vật chất tối tân đồng bằng sông Cửu Long, với 4 khuôn viên tổng cộng gần 250 ha - lớn nhất nhì Việt Nam.

Chương trình đào tạo được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, tiếp cận nền công nghiệp 4.0. Trường có đào tạo chương trình tiên tiến và chương trình chất lượng cao.

Hình thức đào tạo đa dạng (chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa) theo hệ thống tín chỉ chủ động và linh hoạt cho người học. Sinh viên có cơ hội học cùng lúc 2 chương trình đào tạo hoặc học bằng đại học thứ 2; liên thông và có cơ hội được đào tạo chuyển tiếp lên các bậc học thạc sĩ và tiến sĩ.

Đại học Cần Thơ - trường đào tạo trọng điểm vùng ĐBSCL.

Trường có 95% giảng viên có trình độ sau đại học, được đào tạo từ nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu học tập hiện đại. Công tác quản lý được tin học hóa hoàn toàn.

Hằng năm, hơn 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trường còn có hơn 6.000 học bổng khuyến khích học tập, 1.500 học bổng tài trợ, 400 học bổng học tập ở nước ngoài với kinh phí trên 25 tỷ đồng dành cho sinh viên mỗi năm.

Đại học Huế

Đại học Huế là một trong năm hệ thống trường Đại học đứng đầu về đào tạo tại Việt Nam. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đồng thời là trung tâm nghiên cứu lớn của miền trung Việt Nam.

Đại học Huế có khoảng 2,800 giảng viên và nhân viên, gồm 8 trường đại học thành viên, 2 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu, 11 trung tâm, viện đào tạo, nghiên cứu, Nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học.

Đại học Huế là trường đào tạo có quy mô lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Đại học Huế có quy mô đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên, một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hiện nay, trường có 99 ngành đào tạo đại học, 68 ngành đào tạo thạc sĩ, 27 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 25 ngành chuyên khoa cấp I, 27 ngành chuyên khoa cấp II, 7 ngành bác sĩ nội trú.

Hàng năm có trên 70.000 người dự thi vào Đại học Huế. Hiện nay, có gần 40.000 sinh viên hệ chính quy, khoảng 20.000 sinh viên hệ không chính quy và hàng chục ngàn sinh viên học theo hình thức đào tạo từ xa. Mỗi năm có hơn 10.000 sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp.

Hiện nay, Đại học Huế đang tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hoàn thành xây dựng Làng đại học và các thiết chế phục vụ cho dạy và học để xây dựng và phát triển Đại học Huế thành một trong những trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của quốc gia và ngang tầm với các đại học trong khu vực Đông - Nam châu Á; không ngừng mở rộng liên kết đào tạo quốc tế, phấn đấu trở thành đại học quốc gia trước năm 2015; từng bước hình thành đại học quốc tế.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tin tốt từ Triệu Lộ Tư
Minh Cúc 'Ly giang hồ' trong 'Độc đạo' và hành trình kiên cường 14 năm chăm con bại não
Luật kinh tế: Ngành học đắt giá trong nền kinh tế hội nhập