Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Trụ bê tông bé trai lọt vào cấu tạo thế nào, vì sao phải đặt thêm ống thép quanh trụ trước khi kéo lên?

Theo kế hoạch đang triển khai, sau khi đóng ống thép thành công, lực lượng cứu hộ sẽ khóa xích vào 3 đoạn trụ bê tông (trụ bê tông cháu bé lọt vào có cấu tạo thành 3 đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 11-12m), sau đó cùng kéo lên để tránh trụ bê tông đứt gãy.

Đến 16h chiều 3/1, Công tác cứu hộ bé trai 10 tuổi rơi xuống cọc bê tông sâu 35 mét mố cầu Rọc Sen tiếp tục được lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Tháp triển khai theo kế hoạch.

Tại hiện trường lực lượng cứu hộ tiếp tục dùng máy khoan làm đất tơi xốp nhằm giảm độ ma sát với cọc bê tông mà bé Hạo Nam rơi vào. Đồng thời sử dụng thiết bị đưa đất từ ống vách thép để giảm ma sát với cọc bê tông ra ngoài.

Trao đổi với VNE, một thành viên đội cứu hộ cho hay, việc đóng ống thép được triển khai sau khi các phương án khoan sâu, làm mềm đất, nhổ cọc bê tông không khả thi. Ống thép này có đường kính 1,5 mét và được đóng sâu 19 mét xuống lòng đất. Đơn vị cứu hộ sau đó sẽ bơm nước vào 2 vách cho trôi hết bùn đất, giảm ma sát tác động rồi dùng cần cẩu kéo cọc bê tông lên.

Trụ bê tông bé trai lọt vào cấu tạo thế nào, vì sao phải đặt thêm ống thép quanh trụ trước khi kéo lên? Ảnh 1
Minh họa phương án giải cứu sử dụng ống thép (Nguồn: VNExpress)

Chia sẻ về biện pháp giải cứu bé trai với tờ Dân Trí, ông Bửu cho biết, việc sử dụng ống thép có đường kính 1,5m bao quanh trụ bê tông đã nằm trong phương án xử lý ban đầu. Sau khi khoan cọc nhồi cặp trụ bê tông làm giảm áp lực ma sát đã có kết quả tốt, nhưng trụ bê tông bị lệch. Nhóm kỹ thuật tiếp tuc điều chỉnh, dùng khoan ruột xoắn lấy đất nhằm giảm áp lực ma sát, sau đó đặt ống thép, trước khi kéo trụ bê tông lên khỏi mặt đất.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt và an toàn cho việc giải cứu cháu bé, nhóm kỹ thuật đặt thêm ống thép bao quanh trụ bê tông.

Ông Bửu chia sẻ, phương pháp cứu hộ cháu trai lọt vào trụ bê tông là phương pháp thực hiện lần đầu tiên tại Đồng Tháp và của đơn vị thi công. Đây là biện pháp mà nhóm kỹ thuật cho rằng tốt nhất để cứu bé trai.

Trụ bê tông bé trai lọt vào cấu tạo thế nào, vì sao phải đặt thêm ống thép quanh trụ trước khi kéo lên? Ảnh 2
Ống thép với đường kính 1,5m, dài 19m được đưa vào hiện trường và cẩu lên để bọc lấy cọc bê tông. (Ảnh: Cổng TTĐT Đồng Tháp)
 

Qua ghi nhận, đến khoảng 4h ngày 3/1, lực lượng kỹ thuật đã thả thành công ống thép lớn có đường kính 1,5m đặt ôm vào ống trụ 25cm mà bé trai đã lọt vào.

Sau khi đóng ống thép thành công, lực lượng cứu hộ sẽ khóa xích vào 3 đoạn trụ bê tông (trụ bê tông cháu bé lọt vào có cấu tạo thành 3 đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 11-12m), sau đó cùng kéo lên để tránh trụ bê tông đứt gãy.

Nếu kéo trụ bê tông lên thành công, lực lượng cứu hộ dùng những thiết bị chuyên dụng để xác định bé trai bị kẹt ở đoạn nào, sau đó cắt trụ bê tông, đưa nạn nhân ra ngoài.

Trụ bê tông bé trai lọt vào cấu tạo thế nào, vì sao phải đặt thêm ống thép quanh trụ trước khi kéo lên? Ảnh 3
Ống thép đã được đóng thành công, hiện, lực lượng cứu hộ tiếp tục dùng máy khoan làm đất tơi xốp nhằm giảm độ ma sát với cọc bê tông mà bé Hạo Nam rơi vào. Ảnh: TTO

Liên quan đến vụ việc, trưa 3/1, ông  Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết hiện nay lực lượng chức năng đang tiếp tục triển khai làm tơi đất để giảm áp lực ma sát vào thành ống bê tông. Dự kiến chiều nay (3/1) sẽ thực hiện được việc đưa cọc bê tông lên trên mặt đất.

Xem thêm: Đồng Tháp thừa nhận lúng túng, bất ngờ trong vụ giải cứu bé trai 10 tuổi lọt vào trụ bê tông

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất