Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Gây tranh cãi về hình xăm trên cổ trong bức ảnh lễ khai giảng đặc biệt, cô Văn Thùy Dương nói gì?

Hiện tại, bức ảnh về cô Văn Thùy Dương đang thu hút nhiều luồng ý kiến trên mạng xã hội.

Sáng 5/9, các học sinh tại thủ đô Hà Nội đã bước vào năm học mới bằng lễ khai giảng được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Trên mạng xã hội, dân tình cũng lan truyền hình ảnh của cô Văn Thùy Dương, hiệu phó trường Lương Thế Vinh (Hà Nội). 

Cô giáo đã đứng phát biểu dưới sân trường không bóng người, chỉ có hàng cây lặng yên. Đây là một trong những khoảnh khắc lột tả được bối cảnh dịch bệnh hiện tại, khiến không ít người xúc động.

Tuy nhiên, nhiều người đã nhanh chóng nhìn thấy hình xăm trên cổ của cô Văn Thùy Dương. Từ đó, nhiều luồng tranh luận trái chiều cũng diễn ra. 

Tranh cãi về hình xăm trên cổ trong bức ảnh cô Văn Thùy Dương: Sự tự do cá nhân hay khuôn phép giáo dục? Ảnh 1

Một số người cho rằng có hình xăm trên cơ thể là tự do, thuộc phạm trù riêng tư của mỗi người. Tuy nhiên, vài ý kiến lại cho rằng hình xăm không nên có trên người một giáo viên, đặc biệt khi cô Văn Thùy Dương là hiệu phó của ngôi trường có tiếng.

Tranh cãi về hình xăm trên cổ trong bức ảnh cô Văn Thùy Dương: Sự tự do cá nhân hay khuôn phép giáo dục? Ảnh 2
Cô Văn Thùy Dương chụp ảnh cùng bố.

Trước những luồng ý kiến trái chiều, mới đây, cô giáo Văn Thuỳ Dương đã chia sẻ ý nghĩa hình xăm trong bức ảnh ‘lịch sử’ này. 

“Điều gì cũng có thể gây tranh cãi. Bất luận đẹp xấu!

Hôm nay có một bức ảnh của tôi chụp trong lễ khai giảng.

Bức ảnh tổng thể mang tính hiện thực sâu sắc, một khai giảng trong mùa dịch, để đảm bảo 5T và đảm bảo an toàn cho học sinh mà không mất đi không khí ngày khai trường.

Chúng tôi đã cố gắng hết mình để có thể đưa đến cho học sinh một lễ khai giảng ấm áp yêu thương với lời căn dặn nhắc nhở học sinh từ chính thầy cô giáo. Vậy mà bức ảnh cũng gây nhiều tranh cãi vì 1cm2 trên gáy của tôi!.

“Đó là một ngôi sao đặc biệt. Chúng ta thường thích những ngôi sao 5 cánh và vì vậy đương nhiên ngôi sao 6 cánh là một ngôi sao đặc biệt vì nó hơn ngôi sao bình thường 1 cánh.

Một trong những ý nghĩa rất hay của ngôi sao 6 cánh mà tôi rất thích là ngôi sao 6 cánh tượng trưng cho sức mạnh, nó giúp chủ nhân sở hữu hình này có được sức mạnh vô biên để vượt qua mọi thế lực đen tối.

Nôm na là khi có nó tôi sẽ có thêm sức mạnh về tinh thần để vượt qua hết mọi khó khăn, mọi thế lực đen tối để thành công, hướng tới sự trong lành để có sự cân bằng trong cuộc sống và nhẹ nhàng trong tâm hồn. Hình ảnh ở giữa ngôi sao là chữ Vạn. Trong Phật giáo, ta thường thấy chữ Vạn xuất hiện trước ngực của Đức Phật.

Chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật, biểu thị công đức của Phật. Chữ Vạn hiện ở chính giữa ngực của Đức Phật, nói lên ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn, tượng trưng cho lý Trung Đạo, vượt ngoài đối đãi.

Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích, chữ Vạn có nghĩa là cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn. Còn về chiều xoay bên phải, bên trái không đồng nhất, thì được giải thích là: Hình ảnh chữ Vạn vốn là dấu hiệu biểu thị sự tốt lành ở Ấn Độ thời xưa. 

Ngoài Ấn Độ thì Ba Tư, Hy Lạp đều có phù hiệu này, thông thường được xem là tượng trưng cho mặt trời, ánh chớp, lửa, nước chảy. 

Trong Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ na giáo thời xưa đều sử dụng hình tượng này thể hiện sự tốt lành, thanh tịnh, vẹn tròn".

Tâm sự về lý do xăm hình này, cô Thuỳ Dương chia sẻ: “Hình xăm kết hợp này có ý nghĩa cho riêng tôi là sự mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn và mọi thế lực đen tối để mang lại cuộc sống cân bằng cho mình bằng chính sự giác ngộ toàn vẹn. Vượt qua khó khăn mà luôn nhắc nhở mình bớt tham sân si, để cho chính cuộc sống của mình được an nhiên tự tại! 

Đây là một hình đẹp và ý nghĩa, được tôi khắc lên da thịt mình khi tôi chính thức qui y cửa Phật!

Trên thế giới có 1 số nguyên thủ quốc gia cũng lựa chọn xăm mình như 1 cách để lưu giấu ý nghĩa vật chứng của thời gian các bạn ạ. Đó cũng là quyền và sở thích riêng của mỗi người!".

Cô Văn Thùy Dương (sinh năm 1972) là con gái út của PGS. Văn Như Cương. Cô Thùy Dương sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình có truyền thống giáo dục và có bề dày kinh nghiệm giảng dạy. Năm 1989, PGS. Văn Như Cương mở trường Lương Thế Vinh – ngôi trường phổ thông dân lập đầu tiên của nước ta kể từ năm 1975.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Khải Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất