Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nhiều câu hỏi đặt ra giữa lùm xùm qui định sinh viên ngành sư phạm bán dâm 4 lần sẽ bị đuổi học

Yến Nguyễn (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Trước sự tranh cãi gay gắt trước dự thảo “sinh viên bán dâm 4 lần sẽ bị buộc thôi học”, mới đây, Bộ GD&ĐT đã rút thông tư chỉ sau vài giờ báo chí thông tin rộng rãi. Tuy nhiên, sau sự việc này, nhiều ý kiến vẫn đưa ra quanh việc có nên đưa nội dung này vào quy chế.

Bộ GD&ĐT đã rút dự thảo qui định SV bán dâm 4 lần sẽ bị thôi học

Theo dự thảo, sinh viên (SV) nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư (tính trong cả khóa học) sẽ bị buộc thôi học. Nếu vi phạm lần đầu tiên sẽ bị khiển trách, lần thứ 2 sẽ bị cảnh cáo, lần thứ 3 sẽ bị đình chỉ có thời hạn. Còn nếu hoạt động chứa chấp, môi giới mại dâm sẽ chịu hình thức bị buộc thôi học ngay lần đầu tiên bị phát hiện vi phạm. Cùng với đó bị giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Dù thời hạn lấy ý kiến dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên, trong đó quy định sinh viên cao đẳng, trung cấp sư phạm đến 26/11 mới kết thúc. Tuy nhiên do vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, hơn 23 giờ tối 29/10, trên trang thông tin chính thức của bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã rút dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên (HSSV) đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (CĐ), trình độ trung cấp (TC) hệ chính quy.

Đã cấm thì làm gì có lần thứ nhất hay lần thứ tư

Với thông tin sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học , trao đổi với Zing.vn, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết ông cũng khá bất ngờ khi đọc quy định trong dự thảo của Bộ GD&ĐT.

“Quy định gì kỳ lạ vậy!“, luật sư Hậu nói với báo này.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, hành vi mua dâm và bán dâm bị pháp luật nghiêm cấm. “Đã cấm thì làm gì có lần thứ nhất hay lần thứ tư. Người hoạt động mại dâm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự dù là lần thứ nhất hay thứ hai. Theo tôi, Bộ GD&ĐT đưa ra quy định như thế này trong dự thảo là đang làm trái luật. Thông tư do Bộ GD&ĐT ban hành là văn bản dưới luật và không thể trái với pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm”, luật sư Hậu nói.

Khung xử lý vi phạm hành vi mại dâm trong dự thảo của Bộ GD&ĐT.

Nhiều câu hỏi được đặt ra?

Quy định công khai và cụ thể về việc bán dâm của Bộ GD - ĐT nói trên đã khiến nhiều người băn khoăn. Trong đó, báo Đất Việt ghi nhận, rất nhiều người thắc mắc tại sao việc bán dâm lại chỉ quy định với riêng SV ngành sư phạm ở trình độ cao đẳng, trung cấp, còn với trình độ đại học thì mức độ vi phạm sẽ ra sao? Hơn nữa, tại sao lại chỉ SV ngành sư phạm, còn các ngành học khác thì sao, chẳng lẽ họ được thoải mái bán dâm?

Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh thông tin sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học. Ảnh minh họa.

Với ngành học sư phạm, vốn là ngành nghề đào tạo thế hệ con em mà Bộ GD ĐT lại cho phép bán dâm tới 3 lần, còn lần thứ 4 mới bị đuổi học? Liệu phụ huynh nào sẽ cho phép con cái mình theo học với một cô giáo (chẳng may) trong quá khứ đã có tới 3 lần bán dâm khi còn đang theo học tại giảng đường?

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đặt ra nếu Bộ GD ĐT đã quy định như thế thì cũng cần phải làm rõ việc theo dõi vi phạm bán dâm sẽ được tiến hành thế nào?

Bán dâm là hành vi chưa được pháp luật thừa nhận, vi phạm vào hoạt động này tức là vi phạm pháp luật, vậy Bộ GD ĐT có cần đưa ra “ngoại lệ” cởi mở cho phép SV bán dâm tới 3-4 lần như vậy không?

Cân nhắc đưa nội dung hoạt động mại dâm vào quy chế của học sinh, sinh viên?

Dù Bộ GD & ĐT đã rút dự thảo nhưng bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT nên cân nhắc việc đưa nội dung này vào trong quy chế.

Trao đổi với báo Thanh Niên, Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng hoạt động mại dâm nếu bị phát hiện là một hành vi vi phạm pháp luật. Khi có kết luận của cơ quan chức năng về vi phạm nặng thì phải đình chỉ học tập, buộc thôi học chứ không thể khiển trách hay cảnh cáo. Thạc sĩ Cường còn nói, bản thân SV phải chịu trách nhiệm công dân trước quy định pháp luật. Vì vậy không nhất thiết phải đưa nội dung này vào trong quy chế, nếu đưa cần phải có hình thức xử lý nặng nhất ngay trong lần đầu vi phạm vì môi trường giáo dục cần phải nghiêm túc.

Đồng tình với ý kiến của Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng các ý kiến đề xuất không nên đưa nội dung này vào quy chế HS-SV là đúng đắn. “Chúng ta đã có quy định trong luật về tội này. SV cũng chính là một công dân thì nếu vi phạm sẽ xử lý theo luật đó. Nếu có một quy định khác cũng liên quan đến nội dung này, dù nặng hơn hay nhẹ hơn cũng đều không cần thiết và có thể khiến các văn bản luật mâu thuẫn với nhau”, ông Hải nói trên báo này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất