Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tin được không, ca khúc 'Ông bà anh' đã được đưa vào đề thi Ngữ văn lớp 12

Ca khúc "Ông bà anh" do Lê Thiện Hiếu sáng tác và thể hiện “gây bão” cộng đồng trong thời gian qua, vừa được Sở GD&ĐT TP HCM đưa vào đề thi kiểm tra học kỳ 1 môn Văn dành cho học sinh khối 12.

Đề thi trích dẫn toàn bộ lời bài hát Ông bà anh của giọng ca chuyển giới Lê Thiện Hiếu trong phần đọc hiểu văn bản. Trong phần này, người ra đề cố tình nhấn mạnh những câu thơ như: “Ta chẳng nói chuyện gì với nhau, ngồi bên nhau cầm điện thoại thật lâu/Và có nhiều lúc em giận dỗi khi anh chẳng muốn khoe em với thiên hạ hiếu kỳ… giận nhau không nói một lời chi, vì không rep inbox thôi…” để nói về thực trạng tình yêu thời @.

Đề thi yêu cầu học sinh xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản, so sánh tình yêu giữa hai thế hệ có gì khác nhau, lời bài hát đã bộc lộ tâm sự gì của tác giả, chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong văn bản.

Ca khúc "Ông bà anh" vào đề thi môn Ngữ văn lớp 12.

Ca khúc “Ông bà anh” được đưa vào đề thi môn Ngữ văn lớp 12.

Nhiều học sinh tỏ ra bất ngờ khi ca khúc gây sốt cộng đồng mạng thời gian qua được đưa vào đề thi môn Ngữ văn. Bạn Nguyễn Quỳnh Hương cho hay: “Tôi không nghĩ một bài hát lại trở thành đề thi như thế này. Ban đầu tôi hơi sốc khi đọc đề nhưng sau đó nghĩ lại thấy rằng ca khúc rất ý nghĩa, hợp thời cuộc, thông điệp gửi gắm rất rõ ràng”.

Bên cạnh đó, một số người tỏ ra thích thú cho rằng đề thi kết thúc học kỳ I môn Ngữ văn rất sáng tạo, cập nhật dòng chảy xã hội, đồng thời gây sự tò mò, khả năng phán đoán cho học sinh. “Tôi rất thích đề thi này, bởi những điều độc - lạ sẽ gây hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó, đề thi này khá sát so với cách ra đề Tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo“, là ý kiến của tài khoản facebook Bình Trần.

Nội dung bài hát nói về tình yêu, nhưng nhấn mạnh sự trong sáng, giản dị và chân thành trong tình yêu nên phù hợp với các em học sinh.

Nội dung bài hát nói về tình yêu, nhưng nhấn mạnh sự trong sáng, giản dị và chân thành trong tình yêu nên phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Được biết đây là kiểm tra học kỳ 1 môn Văn khối 12 trường THPT Trường Chinh (quận 12, TP HCM). Chia sẻ về lý do sử dụng ca khúc gây sốt cộng đồng mạng vào đề thi, cô Dương Ngọc Yến (Tổ trưởng tổ Văn, trường THPT Trường Chinh) nói những năm gần đây, phần đọc hiểu thường lấy những văn bản bên ngoài, không nằm trong chương trình học để đưa vào đề thi, giúp học sinh nắm vững kỹ năng, kiến thức làm bài, tránh tình trạng học vẹt, học tủ.

Các thầy cô ở tổ Ngữ văn trường THPT Trường Chinh thấy rằng, thời gian qua ca khúc “Ông bà anh” rất hot với lứa tuổi học sinh, cho nên đã quyết định đưa ca khúc vào đề thi.

Trên trường thấy nhiều em hay ngân nga hát nhưng không biết các em có hiểu ý nghĩa, thông điệp, giá trị sâu xa hay không. Bên cạnh đó, một ca khúc “nổi đình nổi đám” nói đến ai cũng biết sẽ gây hứng thú và tạo tâm lý thoải mái làm bài cho học sinh không chỉ riêng môn Ngữ văn”.

Khi được hỏi sau khi chấm điểm, các thầy cô đánh giá như thế nào về khả năng cảm thụ thông điệp sâu sắc trong ca khúc Ông bà anh của học sinhcô Yến cho biết, hiện tại đã chấm qua bài làm và thấy rằng các phần đọc hiểu của các em làm khá tốt.

Thậm chí ở phần Nghị luận xã hội (2 điểm) khi yêu cầu học sinh bình luận ý kiến: “Đừng ai bận lòng so sánh tình yêu xưa - tình yêu nay làm gì. Dù ngày xưa hay ngày nay thì tình yêu vẫn đẹp như nó vốn thế mà thôi” có học sinh đạt điểm tuyệt đối vì cách viết sắc xảo, chỉ ra và cảm thụ được ý nghĩa nhân văn.

Trong những năm qua, tiêu chí khi làm đề thi cho học sinh ở phần đọc hiểu là không lấy những gì trên mạng đã ra, phải tự đi tìm những văn bản mới lạ, học sinh chưa bao giờ được tiếp cận. Bởi khi các em đọc văn bản thì phải hiểu văn bản, hiểu vấn đề”, cô Yến nói.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Cường Ngô

Được quan tâm

Tin mới nhất