Sắc màu Cuộc Sống

Tiết thanh minh có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Tiết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

Tiết Thanh minh là gì?

Theo nghĩa Hán - Việt, “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh minh.

Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết.

24 tiết khí bao gồm: Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Tiết Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Tiết Đại Thử, Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tiết Thu Phân,Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Tiết Tiểu Tuyết, Tiết Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Tiết Đại Hàn.

Nguồn gốc của Tiết Thanh Minh

Tiết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Nguyễn Du có câu: Thanh Minh trong tiết tháng ba; Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi - bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi Tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi - bánh chay.

Tiết Thanh Minh từ đó gắn liền với đạo đức, bổn phận con người Việt. Đây là ngày giỗ tổ chung của dòng họ. Ngày này còn gắn liền với Tục tảo mộ đầu năm.

Ý nghĩa Tiết Thanh Minh là gì?

Thanh minh tuy không phải là cái Tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.

Tiết thanh minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Ảnh minh họa.

Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất, mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:

Thanh Minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh

Tiết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước.

Tiết Thanh Minh năm 2019 vào ngày nào?

Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết Khí hằng năm. Tiết Thanh Minh có ngĩa là khoảng thời gian khí trời trong sáng và thanh khiết. Nó thường rơi vào khoảng thời gian sau Lập Xuân 45 ngày, hoặc sau Đông Chí 105 ngày, và ngày đầu tiên của tiết khí cọi là Tết Thanh Minh.

Do đó, Tiết Thanh Minh của năm 2019 rơi vào ngày mùng 5/4 dương lịch, là ngày mùng 1/3 âm lịch, tức ngày Nhâm Thân, tháng Mậu Thìn, năm Kỷ Hợi. Ngày hôm đó có các giờ tốt là giờ Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).

Để biết thêm ngày Tiết Thanh Minh của những năm 2019, 2020 hay những năm tiếp theo là ngày nào âm lịch và tương ứng với ngày nào dương lịch, bạn có thể tra cứu tại ứng dụng lịch âm của chúng tôi.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất