Sắc màu Cuộc Sống

Tháng Chạp cần chú ý những lễ cúng quan trọng nào?

Thiên An
Chia sẻ

Trong tháng cuối cùng của năm Âm lịch này có nhiều lễ cúng quan trọng, không thể bỏ qua là: Cúng mùng 1 tháng Chạp, cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông Công, ông Táo, cúng Tất niên.

Tháng Chạp là tên gọi khác của tháng 12 Âm lịch. Tháng Chạp cũng là khoảng thời gian tất bật với người Việt Nam khi chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền, hướng về ông bà tổ tiên và những người đã khuất trong gia tộc.

Trong tháng cuối cùng của năm Âm lịch này có nhiều lễ cúng quan trọng, không thể bỏ qua là: Cúng mùng 1 tháng Chạp, cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông Công, ông Táo, cúng Tất niên.  

Cúng mùng 1 tháng Chạp

Mùng 1 Âm lịch còn được gọi là ngày sóc, dành để tưởng nhớ thần linh và các vị tổ tiên. Lễ vật thường là lễ chay gồm hoa tươi, hương, cau, trầu, bánh kẹo, trà, nước…

Vì đây là tháng cuối cùng của năm nên mùng 1 tháng Chạp thường được chú ý hơn. Ngoài hương hoa, trà quả, nhiều gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn để cúng trọng thể hơn những ngày mùng 1 khác.

Rằm tháng Chạp

Giống như cúng mùng 1, cúng Rằm tháng Chạp cũng đòi hỏi sự chỉn chu và tỉ mỉ hơn những tháng khác trong năm. Bởi vì đây là ngày rằm cuối cùng của một năm mang ý nghĩa cầu may cho năm mới tràn ngập hạnh phúc và thịnh vượng.

Lễ dâng cúng có thể bao gồm cả mâm cỗ chay và mâm cỗ mặn, hoặc chỉ một trong 2 loại cỗ này, tùy theo tập tục của mỗi địa phương hay truyền thống của mỗi gia đình.

Mâm cỗ chay gồm: Nến hoặc đèn, hương, nước sạch, trầu cau, trái cây, hoa tươi.

Mâm cỗ mặn gồm: Gà luộc (chọn gà trống), xôi đỗ hoặc xôi gấc, canh miến, giò hoặc chả, món xào (như thịt bò xào, lòng gà xào giá), rượu gạo. Có thể có thêm một số món khác.

Tháng Chạp cần chú ý những lễ cúng quan trọng nào? Ảnh 1

Lễ cúng ông Công, ông Táo  

Cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng này mang ý nghĩa là một lời báo cáo những việc lớn nhỏ trong gia đình trong một qua với Ngọc Hoàng trước 12h trưa.  

Tuy nhiên do cuộc sống hiện tại khá bận rộn nên nhiều gia đình đã cúng vào buổi chiều để dư dả thời gian hơn. Nhưng đại kỵ không được cúng ông Công ông Táo vào buổi tối vì theo quan điểm của người xưa nếu cúng vào buổi tuổi tức là cúng ma mang lại nhiều điều xui xẻo của gia đình.

Đồ cúng gồm 3 con cá chép và bộ mũ áo; mũ Táo quân gồm có 2 mũ ông và 1 mũ bà. Mũ dành cho bà không cần cánh chuồn nhưng mũ dành cho ông cần 2 cánh chuồn. Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa trái cây, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, cau trầu, hoa.

Lễ cúng Tất niên

Lễ cúng tất niên là lễ cúng kết thúc năm cũ, đón chào năm mới, diễn ra vào chiều 30 Tết. Đây là lễ cũng quan trọng, vô cùng linh thiêng, mang ý nghĩa tiến đưa năm cũ cùng mọi điều không may, xui xẻo, đón chào một năm mới bình an, hạnh phúc.

Đây cũng  là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ. Do đó, mâm cúng Tất niên thường được các gia đình làm rất thịnh soạn, có nhiều món đặc trưng của vùng miền, địa phương.

Chẳng hạn, ở miền Bắc hay có bánh chưng, giò, canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, giò xào... Miền Trung hay có bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm... Miền Nam hay có canh măng, gỏi tôm thịt, thịt kho tàu... Ngoài ra, lễ cúng còn có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, trầu cau, rượu, trà, đèn nến…

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất