Khi cảm thấy rằng thực tại hoặc tương lai không còn vừa ý mình, con người ta thường nói nhiều về hoài niệm trong quá khứ. Những hồi ức đó thường được người ta tô vẽ hoặc khoác lên mình một lớp áo huyền ảo, mộng mị và lung linh như một thời vàng son đã qua.
Đồng ý rằng, ai cũng có quyền hồi tưởng về ngày xưa, nhưng nếu cứ “ăn mày quá khứ” và phủ nhận hoàn toàn những thay đổi tốt đẹp của tương lai thì lại là một chuyện khác. Cũng vì quá bức xức với những người mắc chứng “Cuồng Sài Gòn xưa” một cách thái quá, anh Hải Hồng, một facebook-er, đã phát biểu trên trang cá nhân như sau:
Đúng như anh Hải Hồng đã nói, nhiều người mắc hội chứng tôn thờ những gì xưa cũ một cách cực đoan. Bất cứ thành phố, đất nước, dân tộc hay thậm chí một con người nhỏ bé thôi cũng đều thay đổi theo thời gian. Thời buổi công nghiệp hiện đại, kinh tế thị trường sầm uất, chúng ta không thể bắt nơi mình sống giữ mãi cái nếp từ tốn, cũ kỹ được.
Người ta phần lớn chỉ nhắc đến những thay đổi bề ngoài, mà quên mất cái làm nên linh hồn của một thành phố là cách sống của người dân chứ chẳng phải những vật vô tri vô giác kia. Vậy thì tại sao không lo nhìn lại mình trước khi oán trách thời thế, liệu rằng mình đã biết sống văn minh chưa hay vẫn tùy tiện, ẩu tả như thường?
Giả dụ quay về mấy chục năm trước, được sống đúng thời vàng son nhưng giao thông hạn chế, không có smart phone để hàng ngày lên facebook nhìn hình hoài cổ thì mấy ai đồng ý đây? Sài Gòn - dù phát triển và thay đổi ra sao, những ai thật lòng yêu mảnh đất này sẽ cảm nhận được nét đẹp tiềm ẩn của nó theo cách riêng và sống thật hoàn hảo vì tình yêu đó.