Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tái hiện lễ thiết triều thời nhà Nguyễn

Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đang xây dựng kịch bản và tái hiện lễ thiết triều của triều Nguyễn để phục vụ khách tham quan Đại nội Huế.

Để kích cầu và tạo ra sản phẩm du lịch mới, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ tái hiện lễ thiết triều ngay sân chầu trước điện Thái Hòa - nơi xưa kia các vua triều Nguyễn cùng quan lại 6 bộ bàn bạc chuyện đại sự.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế, cho biết các vua triều Nguyễn rất quan tâm đến nông nghiệp, có nhiều chính sách khuyến nông đem lại hiệu quả. Bên cạnh xây dựng đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc để tế cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, các vua tổ chức lễ tịch điền. Đàn Tiên Nông được triều đình xây dựng trong Kinh thành để đề cao nông nghiệp.

Trung tâm sẽ tái hiện một buổi thiết triều của vua Nguyễn về việc xử lý vấn đề liên quan đến thiên tai, đe dọa mùa màng, từ việc cứu đói, xuất kho gạo dự trữ, bình ổn giá lúa gạo và cách bẩm báo của quan địa phương, ra các đạo dụ cấm quan lại hạch sách nhũng nhiễu dân chúng…

Lễ thiết triều sẽ được tái hiện trước sân chầu điện Thái Hòa. Ảnh: Võ Thạnh

Lễ thiết triều sẽ không có vua ngồi trên ngai vàng ở điện Thái Hòa mà chỉ dùng loa âm thanh phát lời nói của vua. Buổi lễ diễn ra trong 15 phút, với hơn 120 diễn viên tham gia qua hình thức sân khấu hóa. Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế sẽ giới thiệu bài thơ “Vị nông ngâm” của hoàng đế Minh Mạng khắc trên điện Thái Hòa.

“Trước mắt, Trung tâm sẽ tái hiện lễ thiết triều trước sân điện mỗi tuần một lần để phục vụ du khách. Nếu thuận lợi, lễ thiết triều sẽ được tái hiện hàng ngày để du khách vào Hoàng cung Huế đều có thể chứng kiến”, ông Trung nói.

Theo sách Khâm định Đại nam Hội điển sự lệ, khi mới lên ngôi, vua Minh Mạng ban chiếu các quan Võ khố hàng ngũ phẩm trở lên, võ từ thị vệ, phó vệ úy và vệ úy hai quân tượng, thủy trở lên họp cả ở Tả vu để chực chầu hầu. Vua quy định đại triều mỗi tháng hai ngày, mùng 1 và ngày rằm, thường triều vào các ngày 5, 11, 21, 25. Tâu việc mỗi tháng vào các ngày 3,7,9, 13, 17.19, 23, 27, 29. Các quan không vào chầu hầu nếu không có nguyên do đều bị xử phạt nặng.

Theo điển lệ của triều Nguyễn, các quan vào chầu hầu vua đều được phân theo ban. Tùy vào cấp bậc vị trí các quan đứng chầu hầu khác nhau. Vào năm 1832, do tiết trời mùa đông rét, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho các quan nội các tâu việc được quỳ ở trên chiếu.

Sân chầu trước điện Thái Hòa sẽ là nơi tái hiện thiết triều. Ảnh: Võ Thạnh

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo VnExpress

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm