Người lao động dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế, cho biết 6 ngày Tết Quý Mão 2023, các cơ sở y tế đã khám, cấp cứu cho trên 312.000 người bệnh, trong số này hơn 144.000 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện gần 16.500 ca phẫu thuật các loại (trong đó 3.627 ca phẫu thuật do tai nạn, cấp cứu).
Tổng số bệnh nhân điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh đến ngày 26/1 (mùng 5 Tết) là 116.648 người. So với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022, số ca nhập viện liên quan đến tai nạn giao thông (TNGT) tăng 15,6%; số ca tử vong do TNGT giảm 3,6%.
Báo cáo của Bộ Y tế, cho thấy đến mùng 5 Tết, các cơ sở y tế tiếp nhận 9.716 trường hợp phải nhập viện điều trị, chiếm 36,8% tổng số khám, cấp cứu liên quan đến TNGT, tăng 1.312 ca so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022. 217 trường hợp tử vong do TNGT, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, giảm 8 ca so với cùng kỳ Tết năm ngoái.
Có 403 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa, nhiều hơn 139 ca so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022 (264 ca); không có ca tử vong. Có 34 trường hợp cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, ghi nhận 2 trường hợp tử vong.
Sau 6 ngày, các cơ sở y tế tiếp nhận 3.041 ca cấp cứu liên quan do tai nạn đánh nhau, trong đó hơn 1.300 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi, có 10 trường hợp tử vong.
So với Tết năm ngoái, số ca cấp cứu và nhập viện do tai nạn đánh nhau đều tăng. Riêng từ sáng mùng 4 đến sáng mùng 5 có hơn 500 ca vào viện vì đánh nhau, một nửa trong số này phải nhập viện điều trị nội trú/phẫu thuật cấp cứu.
Xem thêm: Sau khi uống nước ngọt có ga, bé 10 tuổi nhập viện nguy kịch
Về tai nạn lao động, sinh hoạt, trong 6 ngày Tết có gần 12.000 ca khám, cấp cứu; 19 ca tử vong. So với Tết năm ngoái, số bệnh nhân cấp cứu và tử vong đều giảm.
Về cấp cứu ngộ độc, tổng 6 ngày có gần 700 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, tăng 20% so với cùng kỳ Tết năm trước.
Mời đọc giả xem thêm: Cuộc sống hậu nghỉ chơi của bộ ba: Khoa Pug, Vương Phạm, Johnny Đặng