Đó là câu chuyện đặc biệt của ông Võ Khắc Lương ( 66 tuổi, Nghệ An) và vợ là bà Lưu Thị Lựu (63 tuổi). Câu chuyện của hai ông bà như chứng minh cho một chuyện tình đẹp như cổ tích khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Thời trai trẻ, ông Lương tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Năm 20 tuổi, ông bị mù trong một tai nạn kháng chiến. Từ một thanh niên có ngoại hình cao lớn, ông trở về quê hương với thương tật và những lo lắng cho tương lai.
Mặc dù cơ thể không lành lặn, thế nhưng khi ấy, bà Lựu lại tỏ lòng mến thương và đồng ý lấy ông làm chồng. Sau đó, bà Lựu sinh 3 con gái đầu, ông Lương nhất quyết không cho vợ sinh nữa.
Tuy nhiên, vì ông là con trưởng, mắt lại không thấy đường nên bà cố kiếm con trai. Vậy là ông bà lần lượt sinh ra 7 con gái xinh đẹp, ngoan ngoãn.
Trong suốt mấy chục năm sinh sống, ông bà chưa cãi nhau bao giờ. Biết chồng thiệt thòi, vì thế bà Lựu rất thương ông.
Thời gian đầu con còn nhỏ, vừa lo miếng ăn vừa lo tiền học tập. Ông bà cứ bị thiếu trước hụt sau, chạy đi chạy lại vay tiền khắp nơi. Nghề nghiệp chính của ông bà là làm nông. Tuy nhiên, dù không thấy đường nhưng ông Lương vẫn ra đồng làm việc chăm chỉ.
Mỗi ngày, bà Lựu đi làm đều đưa chồng theo. Bà đào đất, ông mò mẫm theo sau bốc đất đắp bờ. Bà gom lúa phơi, ông ngồi một chỗ xúc vào bao. Ngôi nhà nằm gần một con sông nhỏ, vì thế ông thường thả lưới bắt ít tôm cá, hết chài ông chuyển sang bắt ốc, mò trai hến để kiếm bữa ăn qua ngày.
Mặc dù vợ con ngăn cản, không cho ra sông vì sợ nguy hiểm. Thế nhưng, một mình một gậy, ông vẫn kiếm đường ra tận bờ sông mà không cần ai hỗ trợ.
Thương cha mẹ vất vả, 7 chị em gái cố gắng học hành, đùm bọc lẫn nhau. Dù ba mẹ có vất vả, thế nhưng mấy chị em tôi không có ai phải lao động tay chân nặng nhọc. Sau này, ai cũng có việc làm ổn định.
Dần dần, khi con gái đã lớn cha mẹ giục lấy chồng. Đến lúc con gái sinh con, vợ chồng ông Lương lại “chạy sô” chăm cháu ngoại. Khi các cháu đã cứng cáp, ông bà về quê sống tịnh dưỡng, chăm sóc vườn.
Mỗi năm, các con tụ họp đông đủ 2 lần. Các dịp lễ 27/7, sinh nhật, hè, tết Nguyên đán thì nhà ông bà không bao giờ thiếu tiếng cười.